Nhiều du khách quốc tế thường xuyên đến phố đường tàu Hà Nội để tận hưởng không gian yên bình và ghi lại khoảnh khắc đặc biệt khi tàu chạy qua. Trong suốt 5 năm qua, cuộc "đấu trí" giữa chính quyền và du khách diễn ra không ngừng. Lo ngại về nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, cơ quan chức năng tích cực thúc đẩy việc đóng cửa các quán cà phê ven đường từ năm 2019. Ảnh: @vietnamlocaladventures, @nature.rgb. |
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của người dân, một số du khách vẫn quyết tâm mạo hiểm tham quan khu vực này. Chính quyền tăng cường các biện pháp xử phạt đối với các quán cà phê và yêu cầu các công ty du lịch ngừng tổ chức các chuyến tham quan. Song, tình hình vẫn chưa thay đổi và một số du khách tiếp tục chia sẻ trên mạng xã hội những bức ảnh của họ trên đường tàu. Ảnh: @larrissa_wfc. |
Hiện nay, đảo Bali của Indonesia áp đặt khoản phí du lịch 150.000 rupiah (tương đương 9,5 USD)/người. Số tiền thu được sẽ sử dụng để bảo tồn di sản văn hóa của hòn đảo và thúc đẩy du lịch bền vững. Ảnh: @discoverbalidaily. |
Gần đây, thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) quyết định tăng thuế với việc đặt phòng trong các khách sạn 5 sao, bắt đầu từ tháng 4. Do đó, du khách có thể sẽ phải chi trả thêm 49 USD trong suốt một kỳ nghỉ kéo dài 7 đêm. Ảnh: @girltripvibes, @fer_agui. |
Amsterdam (Hà Lan) quyết định tăng thuế du lịch lên 12,5% cho chi phí chỗ ở, biện pháp này đã làm thành phố này trở thành địa điểm đánh thuế du lịch cao nhất ở châu Âu. Sau khi áp đặt lệnh cấm tàu du lịch vào trung tâm thành phố, Amsterdam đang mạnh mẽ thúc đẩy chiến dịch "Đổi mới tầm nhìn của bạn" thông qua góc nhìn của cộng đồng địa phương, nhằm thu hút những du khách quan tâm đến giá trị văn hóa và lịch sử đặc trưng của thành phố. Ảnh: @netherlandtravelers. |
Năm 2021, Venice (Italy) cấm các tàu biển nặng hơn 25.000 tấn vào thành phố, nhằm giảm thiệt hại cho đầm phá, nền móng cung điện và các cấu trúc hàng thế kỷ khác. Ngoài ra, các điểm du lịch nổi tiếng của nước này cũng áp dụng các biện pháp mới để kiểm soát lượng du khách. Chính quyền Venice cũng đề xuất các biện pháp khác như hạn chế số lượng du khách trong mỗi nhóm xuống còn tối đa 25 người và cấm sử dụng loa phát thanh, nhằm giữ cho thành phố trở nên yên bình hơn. Ảnh: @venice.explore. |
Scotland, nơi hàng trăm nghìn hành khách sử dụng tàu du lịch mỗi năm, đang xem xét việc tăng thuế đối với các tàu phát thải có mức độ ô nhiễm cao. Một nghiên cứu vào năm 2021 chỉ ra rằng lượng khí thải carbon từ một con tàu có thể lớn hơn 12.000 ôtô. Scotland tin rằng việc áp đặt luật mới này sẽ thúc đẩy các công ty đóng tàu phát triển các phương tiện không phát thải. Ảnh: @scotland.explores. |
Đỉnh Everest thường xuyên bị ô nhiễm bởi rác thải và phân người. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Nepal đã ra lệnh yêu cầu những người leo núi sử dụng "túi phân" phân hủy sinh học để thu gom phân và mang trở lại dưới chân núi. Việc cấm đổ rác trên đường đi có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là khi người leo núi thường phải dùng tuyết tan làm nguồn nước uống. Từ năm nay, những người leo núi Everest sẽ yêu cầu mang theo chip theo dõi, giúp các đội cứu hộ có thể hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời trong trường hợp cần thiết. Ảnh: @everestexped. |
Khi đặt chân đến Đan Mạch, du khách có thể sẽ sớm phải đối mặt với việc trả thuế hành khách. Điều này là một phần của kế hoạch chuyển đổi du lịch hàng không xanh của Scandinavia, dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2025. Theo kế hoạch này, du khách sẽ phải trả một khoản phí, với mức phí dự kiến là 9 USD cho các chuyến bay lưu thông bên trong châu Âu và 56 USD cho các chuyến bay dài hơn. Số tiền thu được sẽ được sử dụng để phát triển nhiên liệu bền vững cho các chuyến bay nội địa vào năm 2030. Ảnh: @govisitdenmark. |
Thành phố cổ kính Kyoto (Nhật Bản) đang tiến hành các biện pháp để giải quyết vấn đề của du lịch quá mức. Chính quyền cấm du khách lui tới những ngõ hẻm riêng tư của quận Gion, nơi nổi tiếng của các nghệ sĩ Geisha, với các hành vi không đúng mực. Du khách liên tục tiếp cận, chụp ảnh và quấy rối các Geisha, thậm chí là truy đuổi khi họ đi đến các buổi hòa nhạc tại các phòng trà. Ảnh: @visit_kyoto. |
Tại Nhật Bản, hơn 220.000 người đã leo lên núi Phú Sĩ vào năm 2023, gây ra tình trạng tắc nghẽn trên các con đường và những đám tuyết tan chưa được dọn dẹp. Từ tháng 6, một khoản thuế 2.000 yên (tương đương 13 USD) sẽ được áp dụng nhằm hạn chế số lượng người leo núi. Ảnh: @ben_travels_aroundtheworld. |
Trước đây, thành phố Seville (Tây Ban Nha) miễn phí cho du khách khi đến tham quan Plaza de España. Tuy nhiên, chính quyền đang áp đặt một khoản phí vào cửa tại điểm đến này. Thị trưởng Seville cho biết rằng cấu trúc độc đáo của quảng trường hình bán nguyệt nổi tiếng trong bộ phim Star War 1999 đang đối diện với nguy cơ bị hư hại vĩnh viễn trừ khi có sự đóng góp tài chính để bảo tồn công trình. Ảnh: @catarinagon, @sevilla_secreta. |
Từng là một nhà thờ thuộc Đế quốc Đông La Mã, sau đó là một bảo tàng, nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia của Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đón khoảng 3,5 triệu du khách mỗi năm. Việc vào cửa điểm tham quan trước đây là miễn phí, gần đây một khoản phí vào cửa 25 euro được áp dụng. Số tiền này sẽ được sử dụng cho việc bảo trì, bảo tồn và quản lý một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của đất nước. Ảnh: @busrapp. |
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.