Sam Wollaston đã đến thành phố Stavanger để tìm hiểu làm thế nào mà Na Uy dẫn đầu lượng tiêu thụ ôtô điện, trong thế giới mà giao thông vận tải thải ra khoảng 20% lượng khí thải CO2.
Năm 2023, 82,4% xe tư nhân bán ra ở nước này là xe điện. Vào tháng 1, con số lên tới 92,1%. Mục tiêu của Na Uy là đạt 100% vào năm tới, theo Guardian.
Bất ngờ hơn, mặc dù được mệnh danh là "thủ đô dầu mỏ" của Na Uy, Stavanger đóng vai trò then chốt trên con đường hướng tới vận tải không phát thải.
Nhà chức trách thành phố đã thử nghiệm xe buýt điện từ năm 1994. Tới năm 1998, nơi này nằm trong trong chương trình thử nghiệm xe điện (EV) của châu Âu để vận chuyển, phân phối hàng hóa. Năm 2009, Stavanger trở thành thành phố Scandinavia đầu tiên tổ chức Hội nghị chuyên đề xe điện một năm hai lần.
Đây cũng là nơi Harald Nils Røstvik - người giữ trò quan trọng trong cuộc cách mạng xe điện ở Na Uy sống.
Các trạm sạc bên đường ở Oslo, Na Uy. Ảnh: Carlos Bryant/Flickr. |
Khởi đầu
Vào năm 1989, Røstvik cùng 3 người bạn quan tâm đến môi trường đã nhập khẩu chiếc ôtô điện - có lẽ là đầu tiên của đất nước. Đó là chiếc Fiat Panda đã qua chuyển đổi, với hàng ghế sau được tháo ra nhằm chứa cục pin khổng lồ. Phải mất vài ngày để sạc và cung cấp năng lượng dù chiếc xe chỉ đi được hơn 32-40km.
Morten Harket và Magne “Mags” Furuholmen - đến từ nhóm nhạc pop Na Uy “a-ha”, nổi tiếng với bản hit đình đám Take on Me - nằm trong nhóm bạn trên của Røstvik.
Họ bắt đầu chiến dịch lái chiếc Panda đi trên những con đường thu phí quanh Oslo mà không trả tiền.
“Đó là chiếc ôtô không gây ô nhiễm nên không phải trả tiền”, Røstvik nói.
Họ đề ra danh sách yêu cầu để khuyến khích nhiều người sử dụng ôtô điện: Miễn phí sử dụng đường thu phí, không thu thuế nhập khẩu hoặc VAT, miễn phí bãi đậu xe, trạm sạc công cộng và quyền được đi vào làn đường xe buýt.
Dần dần, tiền phạt tăng lên nhưng họ từ chối trả tiền. Chiếc xe sau đó bị kéo đi, bán đấu giá công khai - và được mua lại.
Morten Harket, Harald Nils Røstvik, Frederic Hauge và Mags Furuholmen (từ trái sang phải). Ảnh: Mikkelsen/Harald N. Røstvik files/Archivverket. |
"Không phải chúng tôi mà bởi người ủng hộ. Nó chỉ tốn ít tiền vì không ai muốn mua", ông nói. Chiếc xe được trả lại cho Røstvik và nhóm ông.
Họ lại tiếp tục chiến dịch. "Tôi nghĩ điều này xảy ra khoảng 14 lần", ông kể.
Røstvik từng bị chế nhạo về độ chuyên nghiệp khi thực hiện các pha nguy hiểm với nhóm nhạc pop “a-ha” rất nổi tiếng vào thời điểm đó. Nhưng ông biết rằng việc có ngôi sao như Harket tham gia sẽ khiến họ thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
Vì vậy, nhóm ông luôn đảm bảo Harket là một trong hai người ngồi trên xe.
“Tôi không cảm thấy mình đang nhập vai kẻ nổi loạn”, Harket nói. “Đó là điều chúng tôi cần phải làm”.
Trở thành cường quốc xe điện
Với những ngọn núi hiểm trở, mùa đông dài, lạnh giá và dân số phân tán rộng, Na Uy từng được đánh giá là quốc gia khó có thể cách mạng hóa giao thông vận tải. Vậy làm thế nào mà nước này có thể tiến xa đến vậy?
Theo Christina Bu, tổng thư ký Hiệp hội xe điện Na Uy - hội xe điện lớn nhất thế giới với hơn 120.000 thành viên - “câu trả lời đơn giản là chính sách thuế tốt”.
Trạm sạc xe điện ở Na Uy. Ảnh: Jamieson Pothecary. |
Qua cuộc gọi điện video với Wollaston từ Oslo, bà giải thích Na Uy luôn đánh thuế ôtô mới rất cao - thuế mua xe cao, cộng thêm 25% VAT.
Vào những năm 90, dưới áp lực từ các bên bảo vệ môi trường, nhà chức trách bắt đầu loại bỏ loại thuế trên để giúp tăng tính cạnh tranh của xe điện, dù số lượng trên thị trường thời điểm đó rất ít.
Ôtô điện được giảm 25% thuế VAT, không bị tính thuế bảo vệ môi trường mà người đi xe xăng, dầu vẫn phải trả. Ngoài ra, những khoản phí liên quan khác cũng được miễn giảm, từ tiền đi phà hay phí đỗ xe.
“Chúng tôi không cung cấp khoản hỗ trợ trực tiếp như các quốc gia khác. Nhưng (sự khác biệt nằm ở việc) chúng tôi đánh thuế và không đánh thuế”, bà nói.
Sự thành công của xe điện ở Na Uy một phần còn nằm ở kích thước dân số và tình hình chính trị của nước này. Bu cho biết vì Na Uy là quốc gia nhỏ nên có nhiều sự hợp tác giữa xã hội dân sự và hệ thống chính trị.
”Đối với chúng tôi, việc gặp gỡ các nghị sĩ không khó khăn, nên không chỉ có các quyết định từ trên xuống, mà còn có sự tham gia từ dưới lên”, bà nói.
Bãi đậu xe và trạm sạc miễn phí cho ôtô điện ở Oslo. Ảnh: New York Times. |
Ngoài ra, mục tiêu hướng tới ôtô mới không phát thải vào năm 2025 đã được tất cả bên ủng hộ.
Những chính sách này giúp Na Uy đi trước Mỹ hơn một thập kỷ về xe điện, theo New York Time.
Na Uy đã nhận được “trái ngọt" từ việc này. “Trong 10 năm qua, chúng tôi đã tạo việc làm trong ngành sạc, công nghiệp pin, phần mềm,...”, Christina Bu chia sẻ.
Trong khi đó, theo Eimund Nygaard - giám đốc điều hành của Lyse, công ty tiện ích tại Na Uy, “lập luận về phương tiện giao thông không phát thải có lẽ dễ được truyền đạt hơn một chút ở Na Uy, bởi chúng tôi dựa vào năng lượng tái tạo”.
Hầu hết điện tại nước này được sản xuất từ nguồn tái tạo, trong đó khoảng 10% từ gió. Phần còn lại đến từ các nhà máy thủy điện.
Thêm vào đó, người dân Na Uy sử dụng điện để sưởi ấm trong nhà, thông qua máy bơm nhiệt, “vì vậy lưới điện khá mạnh” so với các quốc gia khác.
Cơ sở hạ tầng của đất nước đã được chuẩn bị tốt để đáp ứng nhu cầu sạc xe điện. Dù vậy, Na Uy vẫn đâng tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào việc xây dựng lưới điện mới.
"Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc điện hóa toàn diện", Nygaard nói.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.