Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rối loạn mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc?

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, không phải ai bị rối loạn mỡ máu cũng cần dùng thuốc ngay, nhiều trường hợp có thể kiểm soát bằng chế độ ăn và luyện tập trước.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết xét nghiệm bộ mỡ máu bao gồm cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C (mỡ tốt) và LDL-C (mỡ xấu), hiện được coi như một xét nghiệm thông thường. Hầu như ai cũng có thể bị tăng hoặc giảm một trong 4 thành phần trên.

"Nhiều người cho là 'bình thường, không đáng ngại', nhưng cũng có trường hợp lo lắng và tìm cách uống đủ các loại thuốc để mong mỡ máu về bình thường. Chỉ định điều trị của các bác sĩ cũng có thể rất khác nhau", bác sĩ Bảy nói.

Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2019, việc chỉ định dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cần được cân nhắc dựa trên nguy cơ bị các biến chứng tim mạch, tiền sử đã có bệnh tim mạch hay chưa, tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch hay không. Ngoài ra, uống thuốc điều chỉnh mỡ máu còn phụ thuộc vào yếu tố bệnh đi kèm và mức độ rối loạn mỡ máu.

Người có nguy cơ tim mạch rất cao

Đây là trường hợp đã có bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, stent mạch vành, đột quỵ não, tai biến mạch não thoáng qua. Kết quả chụp mạch vành hoặc siêu âm động mạch cảnh thấy có hẹp > 50%.

Roi loan mo mau anh 1

Việc chỉ định dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cần được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố. Ảnh: Freepik.

Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường đã có các biến chứng mạn tính (mắt, tim, thận…) hoặc có ≥ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch, hoặc đái tháo đường type 1 đã > 20 năm; suy thận nặng, mức lọc cầu thận < 30 mL/phút; tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng... cũng nằm trong nhóm này.

Điều trị:

  • LDL-C (Low density lipoprotein Cholesterol -loại cholesterol hay gặp nhất trong xét nghiệm sinh hóa máu) từ 1,4 - < 1,8 mmol/L: Thay đổi lối sống và cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu.
  • LDL-C ≥ 1,8 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu.

Người có nguy cơ tim mạch cao

Những trường hợp có yếu tố nguy cơ tim mạch nặng như:

  • Choletsterol toàn phần > 8 mmol/L, LDL-C > 4,9 mmol/L, hoặc huyết áp ≥ 180/110 mmHg.
  • Bệnh nhân đái tháo đường ≥ 10 năm hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng.
  • Bệnh thận mạn giai đoạn 3, mức lọc cầu thận từ 30- 59 mL/phút.

Điều trị:

  • Đã thay đổi lối sống, LDL-C từ 1,8 - < 2,6 mmol/L: Cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu.
  • LDL-C ≥ 2,6 - < 3,0 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu.

Người có nguy cơ tim mạch trung bình

Các bệnh nhân trẻ tuổi (người mắc đái tháo đường type 1 < 35 tuổi, đái tháo đường tyoe 2 < 50 tuổi) bị đái tháo đường < 10 năm, không có yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

Điều trị:

  • Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 2,6 - < 4,9 mmol/L: Cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu.
  • LDL-C ≥ 4,9 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu.

Người có nguy cơ tim mạch thấp

Những người có nguy cơ thấp mắc bệnh tim mạch, không có yếu tố nào kể trên.

Điều trị:

  • Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 3,0 - 4,9 mmol/L: Cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu.
  • LDL-C > 4,9 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu.

Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc

Trẻ em không phải sinh ra đã khỏe mạnh về cảm xúc, trẻ phải được tôi luyện. Trẻ cần được nuôi dưỡng và dạy bảo các kỹ năng xác định cảm xúc của mình và thể hiện ra theo cách tích cực, từ đó, trẻ có thể kết nối với những người khác theo cách thông minh về cảm xúc.

Bộ Y tế yêu cầu xây dựng kế hoạch ứng phó dịch bệnh ở mọi tình huống

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhân sởi nhập viện trong 3 tháng đầu năm 2025 gấp hơn 2 lần so với số ca sởi của cả năm 2024. 

Hết sốt có phải đã khỏi sốt xuất huyết?

Tôi đã mắc sốt xuất huyết ngày thứ 4 và đã hạ sốt. Nhưng tôi vẫn bị mệt mỏi, buồn nôn. Xin hỏi như vậy tôi đã khỏi bệnh chưa?

Bé trai 3 tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn rách mắt

Đang chơi ở nhà hàng xóm, bệnh nhi bất ngờ bị chó nuôi của gia đình này tấn công. Trẻ nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, rách mắt và trán.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm