Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Salon ở Singapore mời khách trải nghiệm rồi ép mua hàng

Mời người phụ nữ qua đường vào trải nghiệm rồi ép mua bộ sản phẩm có giá trị lớn, salon làm đẹp Opatra London (Singapore) bị dân mạng “ném đá”, đánh giá 1 sao.

Opatra London - salon làm đẹp tại trung tâm thương mại Suntec City (Singapore) - đang là tâm điểm chỉ trích khi bị tố lừa gạt, ép một phụ nữ lớn tuổi mua bộ sản phẩm trị giá tới 13.000 UTC (tương đương hơn 220 triệu đồng), theo Asia One.

Con trai bà Tay (63 tuổi) - nạn nhân trong vụ việc - chia sẻ với trang Mothership rằng nhân viên Opatra London đã dùng thủ đoạn để ép buộc mẹ mình mua các sản phẩm và thiết bị làm đẹp của đơn vị này.

Cụ thể, ngày 4/9, khi bà Tay đi qua cửa hàng làm đẹp, nhân viên ở đây đã mời bà vào để chăm sóc da mặt miễn phí.

Ban đầu, họ thuyết phục bà mua bộ sản phẩm chăm sóc da có giá 1.180 UTC. Sau đó, nhân viên tiếp tục mời bà mua tiếp các sản phẩm có tổng giá 12.000 UTC.

Nhận "bão" đánh giá 1 sao

Sau khi bà thanh toán bằng thẻ ghi nợ đạt mức tối đa 2.000 UTC, các nhân viên đề nghị bà đi rút thêm hơn 10.000 UTC ở cây ATM.

"Mẹ tôi bị đe dọa bởi các nhân viên và đã phải ở cửa hàng suốt 5 tiếng để thực hiện yêu cầu của họ", anh kể lại.

Sau khi bà Tay kể với con trai về sự việc, anh đã báo cáo và cảnh sát đến xác minh tại salon trên.

Khi anh đến cửa hàng để yêu cầu đơn vị này hoàn tiền cho mẹ mình, các nhân viên từ chối và nói rằng bà Tay hoàn toàn hiểu rõ việc mua hàng. Tuy nhiên, anh nói rằng vì hóa đơn của Opatra London ghi bằng tiếng Anh nên mẹ anh không thể hiểu.

Sau khi anh báo cáo vụ việc với Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore vào ngày 7/9, Opatra đã hoàn trả 12.800 UTC vào hôm sau.

Trên Google, trang của Opatra London nhận nhiều đánh giá 1 sao sau vụ việc.

Dân mạng còn "troll" cửa hàng này khi thay đổi mô tả về Opatra London trong phần tìm kiếm. Theo đó, phần giới thiệu địa điểm của nó được giữ nguyên song nội dung "cửa hàng cung cấp mỹ phẩm" được thay bằng "nhà vệ sinh công cộng".

Để tránh sự tấn công của dân mạng, cửa hàng online được điều hành bởi một đơn vị nhượng quyền của Opatra Skincare có trụ sở tại Anh đã khóa trang Facebook.

Đại diện Opatra cho biết các nhân viên liên quan sẽ phải đối mặt với quyết định kỷ luật nếu bất kỳ hành vi sai trái nào được phát hiện.

Đây không phải lần đầu tiên một cửa hàng nhận "bão" đánh giá 1 sao khi có hành vi không đúng mực.

Pho King Bon, một nhà hàng mới khai trương tại thành phố Montreal (Canada), khiến cộng đồng mạng tức giận khi nhiều món ăn được đặt tên theo nghĩa xúc phạm Việt Nam.

lua dao khach hang anh 3
Chủ quán đeo khẩu trang in dòng chữ Phở King Covid. Ảnh: Restaurant Pho King Bon.

Theo đó, các món phở trong thực đơn có tên “Pho Kyu”, “Pho Kme”, “Pho Kit”, "Pho King Good" khi đọc lệch đi sẽ mang nghĩa câu chửi thề trong tiếng Anh. Nhà hàng còn hướng dẫn thực khách phát âm món “bún thịt nướng” thành cụm từ chỉ bộ phận sinh dục theo tiếng Pháp.

Nhiều người bức xúc, kéo vào bình luận bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp dưới các bài đăng, đánh giá 1 sao Pho King Bon và kêu gọi tẩy chay nhà hàng này.

Sau khi bị dân mạng Việt trực tiếp phản đối trên fanpage, Guillaume Boivin đã lên tiếng xin lỗi. Theo người này, việc đặt tên không nhằm mục đích xúc phạm bất cứ ai và nhà hàng sẽ thay đổi lại tên các món ăn gây hiểu nhầm.

Cửa hàng kinh doanh dịch vụ rửa xe của Adam Huerta (sống tại bang Arizona, Mỹ) cũng từng bị dân mạng đồng loạt đánh giá 1 sao. Nguyên nhân là clip Huerta chửi mắng nhân viên một nhà hàng bị lan truyền khiến dân mạng bức xúc.

"Im đi. Cô thật thô lỗ khi bắt con trai tôi đeo khẩu trang", Huerta mắng nhân viên trong video.

Ngày 21/8, Huerta phải đăng tải một video xin lỗi vì hành vi của mình trên trang cá nhân. Anh giải thích thêm bản thân còn bực tức vì món thịt được phục vụ chưa chín song hiện rất hối hận về cách hành xử của mình.

Chàng trai Trung Quốc từ phụ bếp thành nhà vô địch eSports

Ở tuổi 20, Peng Yunfei có thu nhập cao và từng dẫn dắt đội của mình giành chức vô địch tại King Pro League - sự kiện thể thao điện tử di động hàng đầu Trung Quốc.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm