Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Số ca mắc sởi tại Việt Nam cao hơn cùng kỳ 111 lần

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó, gần 5.000 ca dương tính. So với cùng kỳ năm 2023, số ca sởi dương tính cao hơn 111 lần.

Bệnh sởi ở TP.HCM vẫn đang tăng. Ảnh: Khương Nguyễn.

Đây là những thông tin được Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm diễn ra sáng 28/11. Hội nghị kết nối điểm cầu Bộ Y tế đến điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Dịch sởi tăng cao

TS.BS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết tình hình bệnh truyền nhiễm trong nước cơ bản vẫn được kiểm soát. Số mắc, không qua khỏi do các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, nước ta ghi nhận 20.470 trường hợp nghi sởi, trong đó 4.918 ca dương tính và 5 bệnh nhân không qua khỏi liên quan sởi. Theo TS Nguyễn Lương Tâm, so với cùng kỳ năm 2023 số nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần.

"Nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi. Một số địa phương có số nghi sởi và sởi dương tính cao là TP.HCM, Đồng Nai, Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp", TS Tâm thông tin.

dich benh o Viet nam anh 1

TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: BYT.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hóa, cho hay số ca mắc sởi trong năm nay của địa phương này tăng đột biến với 657 ca sởi và phát ban nghi sởi.

Tương tự, tại Đồng Nai, số bệnh nhân mắc sởi cũng tăng nhanh, trong tháng 9 có 20 ca nhưng đến tháng 11 đã tăng lên 102 ca.

Từ ngày 1/9 đến ngày 19/11, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) ghi nhận 195 ca sởi dương tính. Tỷ lệ mắc ở trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm vaccine phòng sởi) chiếm hơn 31%, với trẻ trên 9 tháng tuổi, tỷ lệ chưa tiêm chủng chiếm đến 40%.

Vị chuyên gia nhận định dịch sởi gia tăng do chu kỳ dịch, đồng thời tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ông Tâm cũng cho biết sẽ xem xét vấn đề tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi cũng như các đối tượng khác để có đề xuất phù hợp.

Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi tại 31 tỉnh, thành, cho trẻ em 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ. Tuy nhiên, hiện một số tỉnh, thành phố triển khai chiến dịch chưa đảm bảo tiến độ.

Dịch bệnh trong nước diễn biến khó lường

Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, dịch bệnh trong nước diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, bùng phát, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, xuất hiện.

Một số dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, bạch hầu… đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca mắc cúm mùa cũng có xu hướng giảm tuy nhiên bệnh nhân không qua khỏi tăng 7 trường hợp.

Bệnh dại và các bệnh dự phòng bằng vaccine số mắc tăng cao. Cụ thể, bệnh sởi, ho gà, tay chân miệng, sốt xuất huyết... tiếp tục ghi nhận các ổ dịch, tăng cục bộ ở một số địa phương.

Cả nước ghi nhận hơn 125.940 trường hợp mắc sốt xuất huyết; hơn 72.450 trường hợp mắc tay chân miệng; bệnh ho gà ghi nhận hơn 1.050 ca; 11 trường mắc bệnh bạch hầu; có 78 trường hợp không qua khỏi do bệnh dại…

dich benh o Viet nam anh 2

Dịch bệnh trong nước diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, bùng phát. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Đặc biệt, trong năm, nước ta ghi nhận một ca mắc bệnh bại liệt ở Đắk Lắk. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam cũng ghi nhận rải rác ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các địa phương, với 73 ca mắc. Với bệnh than, trong năm, nước ta cũng ghi nhận 12 ca mắc, giảm 4 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động công tác giám sát trường hợp bệnh, giám sát tác nhân gây bệnh và xử lý triệt để ổ dịch với các bệnh lưu hành, các bệnh dự phòng bằng vaccine...

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương phát hiện sớm ca bệnh trong cộng đồng, cơ sở y tế, cửa khẩu, để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, không qua khỏi.

Tăng cường tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực giám sát, điều trị tại các tuyến và thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và xảy ra các ổ dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Các đơn vị địa phương khẩn trương rà soát đối tượng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Sắp tới, cơ quan này cũng sẽ xem xét vấn đề tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi và các đối tượng khác.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

35 tuổi vẫn phải nhập viện vì mắc sởi

Người đàn ông 35 tuổi đến bệnh viện sau 4 ngày sốt cao, tiêu chảy. Các bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh sởi, đã bắt đầu xuất hiện biến chứng.

Loại vi khuẩn dễ mắc khi ăn thịt gia cầm sống

Gia đình tôi nuôi rất nhiều gà, vịt. Tôi được biết ăn những loại thịt này rất dễ nhiễm khuẩn Campylobacter nếu nấu chưa chín. Xin hỏi nhiễm vi khuẩn này có dấu hiệu gì cảnh báo?

Nhiều ca nhập viện do mắc sởi biến chứng nặng

Trong tháng 11, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh sởi biến chứng nặng, phải thở máy.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm