Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sự thật về 'biểu tượng của sự thành công'

Bận rộn chạy deadline, '"tối mắt tối mũi" với công việc luôn được coi là biểu tượng của sự thành công. Nhưng đổi lại, nhân sự nhanh chóng trở nên kiệt sức ở văn phòng.

Luôn bận rộn nhưng không hiệu quả, không thành tựu chỉ khiến nhân sự kiệt sức. Ảnh minh họa: ANTONI SHKRABA production/Pexels.

Trong văn hóa làm việc hiện đại, sự bận rộn được xem là biểu tượng thành công mà mọi người ao ước. Quan điểm này vẫn không thay đổi ngay cả khi các tổ chức công khai tuyên bố về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần và hạnh phúc, theo Fast Company.

Theo một cuộc thăm dò của Gallup, công ty nghiên cứu thị trường, vào năm 2023, 26% nhân viên cho biết “rất thường xuyên hoặc luôn luôn” cảm thấy kiệt sức tại nơi làm việc.

Cũng dựa trên một nghiên cứu khác của Gallup, tình trạng kiệt sức đã dẫn đến sự vắng mặt đột xuất tại nơi làm việc. Điều này khiến các doanh nghiệp tại Mỹ thiệt hại khoảng 47,6 tỷ USD do năng suất bị mất hàng năm.

Với những con số này, doanh nghiệp cần đặt câu hỏi về tính hợp lệ của từ “bận”, một từ vốn được xem như một huy hiệu của sự thành công.

sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 1sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 2
sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 3

Nhiều người vẫn giữ quan điểm bận rộn đồng nghĩa với thành công. Ảnh minh họa: Mizuno K/Pexels.

Ám ảnh sự bận rộn

“Đừng bao giờ nhầm lẫn hoạt động với thành tựu”, John Wooden, HLV bóng rổ huyền thoại của UCLA, từng cảnh báo như thế.

Câu nói của ông đã nêu bật một hiểu lầm phổ biến trong văn hóa làm việc hiện tại. Hầu hết mọi người đều không ngừng theo đuổi sự bận rộn. Họ nhầm lẫn giữa làm việc đơn thuần và năng suất thực sự.

Nhiều người vẫn giữ vững quan điểm “I’ll sleep when I’m dead” (tạm dịch: Tôi sẽ ngủ bù khi nào tôi chết). Đó là những người thà hy sinh giấc ngủ và sức khỏe để làm việc, và chính những quan điểm đó đã thúc đẩy văn hóa làm việc kiệt sức đáng báo động, thay vì một môi trường ưu tiên thành tựu có ý nghĩa và bền vững.

Ám ảnh về sự bận rộn đồng nghĩa với việc ta ưu tiên số lượng, thay vì chất lượng. Điều này làm mờ đi tầm quan trọng của việc nhận ra và tận dụng thế mạnh cá nhân.

Ví dụ, những nhân sự giỏi sáng tạo, có tư duy vượt trội có thể cảm thấy bị quá tải bởi các nhiệm vụ liên tục được giao. Nhịp độ không ngừng này có thể làm trì hoãn sự sáng tạo và ngăn cản họ tập trung vào những sở trường của bản thân.

Văn hóa bận rộn cũng có thể có tác nhân dẫn đến các hiện tượng như quiet quitting - nghỉ việc trong thầm lặng, bùng nổ chốn văn phòng.

Khi chúng ta đề cao những giờ làm việc kéo dài, khối lượng công việc quá mức mà không xét đến tính hiệu quả hoặc hiệu suất.

Điều này có thể tạo ra một môi trường làm việc không lành mạnh, nhân viên không còn hứng thú với công việc. Hoj cũng ít có xu hướng đóng góp tích cực cho doanh nghiệp.

sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 4sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 5
sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 6

Ám ảnh với sự bận rộn đã khiến các quản lý đẩy mình và nhân viên đến "bờ vực" kiệt sức. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Nguyên nhân

Gốc rễ của vấn đề này thường nằm ở việc lãnh đạo và thiếu khả năng ra quyết định có ý thức.

Thông thường, sự bất an của các nhà quản lý đã thúc đẩy việc coi trọng sự bận rộn hơn tất cả.

Tuy nhiên, một lãnh đạo tốt là người có khả năng nhận biết và phân công nhiệm vụ dựa trên thế mạnh của nhóm mình, đồng thời cung cấp mức độ tự chủ và sự hỗ trợ phù hợp. Việc này giúp họ đạt được kết quả chất lượng cao hơn mà không phải hy sinh sức khỏe tinh thần của bất kỳ ai trong quá trình làm việc.

Để giải quyết thách thức này đòi hỏi một sự chuyển đổi, hướng đến phương pháp Conscious Leadership (tạm dịch: Lãnh đạo có ý thức).

“Lãnh đạo có ý thức” là một cách tiếp cận mang tính thay đổi, bắt đầu bằng việc người lãnh đạo cần trải qua một quá trình để đạt được mức độ tự nhận thức cao hơn.

Lối tiếp cận bao gồm việc nhà lãnh đạo phải phát triển bản thân và chuyên môn. Bên cạnh đó, họ cần ưu tiên cho sự phát triển của nhân viên, sự bền vững trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sếp cũng cần đồng cảm, giàu lòng nhân ái và có thể kết nối với nhóm của mình ở mức độ sâu sắc hơn.

sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 7sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 8
sep oi dung ban nua,  lay long sep,  nhan vien van phong,  nha lanh dao anh 9

Các quản lý cần thay đổi quan điểm để tạo nên một môi trường làm việc văn minh, phát triển. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Thực hiện sự thay đổi có ý thức

Giải pháp để xóa bỏ tình trạng “bận rộn” nằm ở việc nắm lấy khả năng lãnh đạo có ý thức.

Các quản lý cần nhận thức được văn hóa doanh nghiệp mà họ đang tạo ra thông qua hành động và lời nói của mình. Khi đã trau dồi nhận thức này, họ có thể tích cực làm việc để hỗ trợ nhân sự trong nhóm cả về mặt chuyên môn lẫn cá nhân.

Để có thể thực hiện thành công phương pháp này, các lãnh đạo cần cung cấp các nguồn lực cần thiết và hỗ trợ tinh thần để thúc đẩy một môi trường làm việc tiến bộ, nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu.

Những người đứng đầu cũng cần dẫn dắt tổ chức bằng việc thực hành cho họ thấy thế nào là cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Trong khi xã hội ngày càng đánh đồng sự bận rộn với thành công, chúng ta cần thay đổi quan điểm này và làm cho mọi người hiểu thành tựu thực sự đến từ công việc có ý nghĩa, hiệu quả chứ không phải chỉ làm việc đơn thuần.

Bằng cách áp dụng phương pháp Conscious Leadership, tập trung vào điểm mạnh, ưu tiên chất lượng hơn số lượng... các doanh nghiệp có thể xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, hiệu quả hơn.

Cái giá khi quá thân thiết với đồng nghiệp

Năng suất làm việc giảm và những hiểu lầm không đáng có là những rủi ro có thể xảy ra khi quá thân thiết với đồng nghiệp.

Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn

Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm