Trong thời đại số, ranh giới giữa đời tư và công cộng ngày càng mờ nhạt. Ảnh minh họa: Chad Batka. |
Amelie Bowen (18 tuổi) đang quay video TikTok thì bất ngờ nhận được tin Liam Payne (cựu thành viên One Direction) qua đời. Trước khi nhận ra đó là sự thật, cô và bạn đã bật cười vì không tin vào tai mình.
Đáng chú ý, toàn bộ phản ứng đó đã được Gen Z này ghi lại và đăng tải lên TikTok, thu hút hơn 3,7 triệu lượt xem. Chia sẻ về hành động này, Amelie cho biết cô luôn ghi hình tất cả mọi thứ, việc quay phim, chụp ảnh đã trở thành một phần trong cuộc sống.
Video của Amelie chỉ là một trong số rất nhiều video lan truyền trên TikTok, ghi lại phản ứng của người dùng khi hay tin về sự ra đi của thần tượng. Có người nhận được tin buồn qua điện thoại tại nơi làm việc, có người đang livestream thì đột ngột dừng bài hát và run rẩy chia sẻ với người xem. Thậm chí, có người còn quay lại cảnh mình báo tin cho bạn bè.
Hàng trăm người hâm mộ tụ họp sau sự ra đi của Liam Payne. Ảnh: MITTELDEUTSCHER RUNDFUNK. |
Trước đây, người dùng mạng xã hội thường chỉ chia sẻ những khoảnh khắc đẹp nhất để xây dựng hình ảnh lý tưởng về bản thân. Tuy nhiên, gần đây, đặc biệt là với Gen Z (sinh năm 1997-2012), người dùng các nền tảng như Instagram và TikTok đã sẵn sàng phơi bày những "góc khuất" của cuộc sống, theo The New York Times.
Chiếc camera luôn sẵn sàng ghi hình đã giúp người dùng TikTok chia sẻ đủ mọi cung bậc cảm xúc, từ bị sa thải, trải qua trận động đất, cho đến thử thai tại nhà.
Có nhiều ý kiến cho rằng những video này chỉ là dàn dựng, nhưng không thể phủ nhận đây cũng là hệ quả của cuộc sống gắn liền với thế giới ảo.
TikTok đã trở thành nền tảng mới nhất phát triển ngôn ngữ riêng cho nỗi buồn phiền trên không gian mạng. Vấn đề đặt ra lúc này là tính phù hợp của những nội dung này, liệu việc chia sẻ quá nhiều câu chuyện riêng tư có thực sự cần thiết?
Năm 2018, YouTuber Logan Paul đã gây tranh cãi khi đăng tải video quay cảnh thi thể của một người tự tử. Dù bị chỉ trích nặng nề, nhưng sự nghiệp của anh không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Sự việc này được xem là bước ngoặt văn hóa trên mạng, xóa bỏ giới hạn về những trải nghiệm riêng tư có thể chia sẻ công khai.
Mạng xã hội trở thành nơi để Gen Z bày tỏ nỗi buồn và kết nối với những người cùng chung cảm xúc. Ảnh minh họa: Cadenaser. |
"YouTube đã 'bình thường hóa' loại nội dung này, còn TikTok thì như 'đổ thêm dầu vào lửa'", Casey Lewis (37 tuổi), tác giả của bản tin văn hóa giới trẻ After School, nhận định.
Theo Lewis, Facebook cũng góp phần thay đổi cách mọi người bày tỏ sự tiếc thương trên mạng.
"Chúng ta thấy mọi người viết lên tường Facebook của người đã khuất. Họ cảm thấy cần phải thể hiện bản thân trên một diễn đàn công cộng", Lewis cho biết.
Nhiều người cho rằng việc tụ họp trực tuyến sau sự ra đi của một người nổi tiếng là cách để chia sẻ nỗi buồn cùng cộng đồng người hâm mộ.
Amelie Bowen chia sẻ cô cảm thấy việc đăng video giúp cô kết nối với những người khác cũng đang đau buồn. Hàng trăm người đã bình luận dưới video của cô, chia sẻ cảm xúc về tin buồn, giống như cách mọi người làm tại một đám tang.
Song, ngay cả cha của Amelie cũng thắc mắc về xu hướng đăng tải mọi thứ lên mạng của thế hệ trẻ.
"Điều mà họ không hiểu là mọi người đều đang làm điều đó... Mọi người đều đang đăng tải những điều như thế này và đó chỉ là đặc điểm của thời đại này, thế hệ này, mọi thứ đều được công khai", cô nói.
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.