Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thế hệ từ chối làm công việc vô nghĩa

Gen Z có xu hướng dành thời gian cho công việc có thể tối đa hóa nguồn thu nhập, mang lại giá trị kiến thức, kinh nghiệm thay vì làm những việc vô nghĩa.

Gen Z được xem là thế hệ đang đem lại những thay đổi mới ở văn phòng. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba/Pexels.

Gen Z đang buộc các nhà tuyển dụng phải thay đổi cách làm việc và vận hành truyền thống.

"Nhiều người cho rằng nhóm nhân sự trẻ thường phản đối công việc. Nhưng trên thực tế, họ chỉ từ chối làm những việc vô nghĩa", Behave, một công ty tư vấn hỗ trợ giải pháp doanh nghiệp, nhận định.

Quả thực, phản đối công việc vô nghĩa (anti-meaningless work) đang là xu hướng làm việc mới của thế hệ Z tại các công sở. Work Life giải thích về trào lưu này và gợi ý giải pháp dành cho những nhà quản lý đang có trong tay nhóm nhân sự Gen Z.

cong viec vo nghia anh 1cong viec vo nghia anh 2
cong viec vo nghia anh 3

Thế nào là công việc vô nghĩa?

"Công việc vô nghĩa" là những việc không đóng góp gì cho sự nghiệp lâu dài và không mang lại lợi ích gì.

Đó có thể những công việc có vẻ bận rộn nhưng không có giá trị, không quan trọng trong tập thể và khiến nhân sự không hài lòng với chính mình.

Kéo dài một công việc vô nghĩa quá lâu, nhân viên thường xuất hiện tâm lý quá rảnh rỗi.

Để biết được liệu có đang chìm sâu vào một công việc vô nghĩa, nhân sự có thể tự hỏi:

  • Tôi có cảm thấy mình đang lãng phí thời gian không?
  • Công việc của tôi có ảnh hưởng, tác động đến tập thể hay không?
  • Công việc có phù hợp với các giá trị tôi theo đuổi hay không?
  • Công việc có làm cho cuộc sống của tôi tốt, thuận lợi, ít căng thẳng hơn không?

Nếu các câu trả lời đều chứng minh ta đang tốn thời gian, sức lực vào những công việc không đem lại kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hay tiền bạc xứng đáng, đó chính là sự vô nghĩa.

cong viec vo nghia anh 4cong viec vo nghia anh 5
cong viec vo nghia anh 6

Các ông chủ được kỳ vọng ra sao?

Sự phát triển của công nghệ và các hành vi xã hội đã giúp Gen Z biết rõ họ muốn gì, cần gì từ công việc.

"Việc Gen Z tiếp xúc sớm với các nền tảng kỹ thuật số hiện đại đã khiến họ muốn đòi hỏi một thế giới quan công bằng và dễ tiếp cận. Điều này đang định hình nhận thức của họ về công việc và việc kiếm tiền", Lea Karam, nhà khoa học và cố vấn hành vi cao cấp tại Behave, nói thêm.

Meghan Haines, người đứng đầu bộ phận tuyển dụng tại công ty phần mềm Handshake (San Francisco, Mỹ), nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp phải thay đổi theo thời gian để đáp ứng kỳ vọng của nhân sự trẻ.

Tại Legoland, họ cho phép nhân viên xỏ khuyên, xăm hình và nhuộm tóc. Công ty chăm sóc sức khỏe GoodRx đang cho phép nhân viên làm việc từ xa ở mọi nơi trên nước Mỹ. Một công ty dịch vụ khách sạn thí điểm tuần làm việc 4 ngày.

Một số công ty khác vạch rõ lộ trình sự nghiệp cho nhân viên, xóa bỏ những chức vụ không còn cần thiết trong tổ chức, đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và tư vấn tài chính.

Theo Andrew Barrett Weiss, Giám đốc trải nghiệm làm việc của công ty chăm sóc sức khỏe GoodRx, việc trao nhân viên sự tự chủ và linh hoạt trong công việc mang lại rất nhiều lợi ích.

Trong khi đó, Karam cho rằng các ông chủ nên cởi mở với những góc nhìn Gen Z, đồng thời nhấn mạnh đây là điều cần thiết. Việc Gen Z đang từ chối những việc làm vô nghĩa, chú trọng đến các công việc chất lượng, mang lại nhiều giá trị là một tín hiệu tốt đối với doanh nghiệp.

Đồng thời, chuyên gia cho rằng các lãnh đạo nên phát triển một không gian làm việc tôn trọng sự thay đổi, các nguyên tắc mới, nên xem tư duy làm việc của Gen Z cũng đáng để học học, không nên bị bài trừ một cách vô lý.

Rust out, khi nhân viên thiếu sự thách thức ở nơi làm việc

“Rust out” là khi một nhân sự cảm thấy mình đang được giao những công việc dưới tầm, thiếu sự thử thách.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm