Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Thêm tác hại của Covid-19 đối với F0

Giãn cách xã hội, áp lực kinh tế, mất mát người thân trong đại dịch khiến sức khỏe tinh thần ở bệnh nhân, thậm chí người chưa nhiễm virus, thêm trầm trọng.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí British Medical Journal - BMJ của nhóm chuyên gia Đại học Washington, Mỹ, đã phân tích hồ sơ y tế của gần 154.000 người mắc Covid-19 trong hệ thống Quản lý Y tế Cựu chiến binh tại Mỹ, trải nghiệm của họ sau khi hồi phục và so sánh với nhóm không bị nhiễm bệnh.

Theo New York Times, nghiên cứu mới cho thấy người mắc Covid-19 có nguy cơ bị chẩn đoán trầm cảm cao hơn 39%, tâm lý lo lắng cao hơn 35% so với nhóm không bị nhiễm virus. F0 còn có khả năng mắc các chứng căng thẳng, rối loạn tâm lý cao hơn 38%, rối loạn giấc ngủ cao hơn 41%.

GS.TS Paul Harrison, Đại học Oxford, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết kết quả này một lần nữa củng cố bài báo mà ông và cộng sự đã công bố năm 2021, nhấn mạnh vấn đề đáng lo hậu Covid-19.

Điều cần lưu ý đó là các dữ liệu không khẳng định hầu hết người mắc Covid-19 sẽ gặp phải những triệu chứng sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ này chỉ 4,4-5,6% ở những người tham gia nghiên cứu. Chủ yếu họ được chẩn đoán trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, rối loạn cảm xúc.

“May mắn nó không trở thành làn sóng trầm cảm, lo âu, song, chúng ta không nên xem nhẹ”, GS.TS Harrison nói.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện F0 có nguy cơ gặp vấn đề về nhận thức như sương mù não, lú lẫn, hay quên cao hơn 80%. Tình trạng rối loạn sử dụng rượu, thuốc tăng đáng kể.

Sau khi khỏi Covid-19, tỷ lệ người bệnh phải dùng thuốc trầm cảm theo chỉ định tăng 55%, thuốc chống lo âu tăng 65%. Nhìn chung, hơn 18% bệnh nhân Covid-19 gặp phải ít nhất một vấn đề về tâm lý, thần kinh trong một năm sau khi khỏi. Con số này cao hơn nhóm không mắc Covid-19 60%.

Đặc biệt, ngay cả những người bị bệnh nhẹ cũng có nguy cơ cao tương tự.

Theo GS Ziyad Al-Aly, Đại học Washington, Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, nhiều người cho rằng F0 bị trầm cảm vì họ lo lắng khi rơi vào trạng thái bệnh nặng, nguy kịch hay thời gian dài trong phòng chăm sóc đặc biệt. Song, hiện tượng này không chỉ dừng lại ở đó. Nó còn tác động cả với nhóm bệnh nhẹ, không phải nhập viện.

PGS.TS Maura Boldrini, Trung tâm Y tế Đại học NewYork - Presbyterian Columbia, nhận định các phát hiện này không gây bất ngờ bởi ông đã gặp nhiều bệnh nhân bị lo lắng, trầm cảm, rối loạn tinh thần nhiều hơn sau khi mắc Covid-19 dù họ không có tiền sử bị những bệnh này.

GS Ziyad Al-Aly cũng từng phát hiện bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tim đáng kể sau một năm nhiễm nCoV. Căn bệnh này khiến tỷ lệ hình thành cục máu đông, rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí đột quỵ, tử vong cao hơn ở các F0 khỏi bệnh.

Do đó, ông nhấn mạnh vấn đề của F0 gặp phải không chỉ là trong lúc cơ thể còn virus. Ngay cả khi đã khỏi bệnh, hàng loạt vấn đề, nguy cơ sức khỏe của họ đều cao hơn nhóm không bị nhiễm virus.

Nguyên nhân nhiều người gặp tổn thương dài sau khi khỏi Covid-19

Nghiên cứu mới cho thấy các di chứng hậu Covid-19 có thể do tổn thương ở dây thần kinh quan trọng nhất trong cơ thể người.

Nguyên nhân khiến nhiều người hụt hơi, mệt mỏi sau khi khỏi Covid-19

Với một số bệnh nhân Covid-19, hoạt động gắng sức, tập thể dục hay bước lên bậc cầu thang cũng khiến họ hụt hơi, khó thở.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm