Beon (1999) là một trong những thí sinh có mặt sớm tại địa điểm casting Rap Việt. Chia sẻ với Zing, anh cho biết hiện tại mình vừa là rapper kiêm stylist. Trong buổi thi đầu tiên, Beon chuẩn bị một chiếc quần jean ống suông, được custom bằng nhiều sticker để thể hiện cá tính. Do quần jean đã quá nhiều họa tiết, anh chọn phối cùng áo thun trắng để tổng thể trang phục hài hòa hơn, tránh rối mắt. |
Phùng Quốc Bảo (1997) chọn cho mình một outfit denim-on-denim, vốn là xu hướng đang càn quét nhiều sàn diễn thời trang và là phong cách được các ngôi sao quốc tế lăng xê trở lại. Trước vòng thi vài ngày, anh phải tính toán kỹ lưỡng các outfit mà mình lựa chọn để tạo dấu ấn với ban giám khảo. Theo thí sinh này, các phụ kiện trên trang phục là rất cần thiết. Song, không phải rapper lúc nào cũng cần xuất hiện với những món phụ kiện "hầm hố" mà còn phụ thuộc nhiều vào tổng thể trang phục. |
Quần jean phối cùng giày sneaker vẫn là items được các thí sinh lựa chọn nhiều nhất. Hậu Phạm (2003) cho biết denim là chất liệu yêu thích của cô vì không quá nóng, có thể thoải mái di chuyển và phối cùng nhiều items khác nhau. Hậu chỉ cần mặc một chiếc áo crotop ôm phối cùng áo biker để thể hiện màu sắc bản thân. |
Khi kiểu quần parachute (quần ống rộng, lưng quần, lai quần có dây rút) và giày platform đế thô "hồi sinh" trên sàn diễn, các items này cũng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Yến Thảo (1996) cho biết cô là người theo đuổi phong cách Y2K. Đến vòng thi đầu tiên, Thảo muốn thể hiện đúng cá tính, sở thích của mình qua trang phục. Cô phối quần parachute cùng với baby tee và túi chần phao. |
Tường An (1994) cũng là một trong những thí sinh nữ hiếm hoi ở vòng casting Rap Việt mùa 3. Chia sẻ với Zing, cô cho biết mình là người theo đuổi phong cách tối giản. Xuất hiện với chiếc áo lưới màu đen, items đang được lăng xê bởi các nhà mốt trong mùa này, Tường An vẫn nổi bật giữa đám đông nhiều màu sắc. Với An, cô ưu tiên lựa chọn các phụ kiện nhỏ, đơn giản, có dấu ấn riêng. |
Kiểu tóc dreadlock cũng là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Trần Hưng Phát (2004), một thí sinh có mặt sớm tại địa điểm tổ chức, cho biết anh đã chọn làm kiểu tóc này chỉ để đến buổi casting hôm nay. Qua thời gian và sức ảnh hưởng của nhiều rapper da màu nổi tiếng, tóc dreadlock dần trở thành biểu tượng của văn hóa hiphop và ngày càng được đón nhận tại Việt Nam. |
Kiểu tóc dreadlock sẽ bện từng tép tóc lại thành những bím tóc nhỏ, sau đó chải ngược ra phía sau. Cũng theo Hưng Phát, anh không gặp quá nhiều khó khăn khi để kiểu tóc này, ngược lại còn tăng phần tự tin khi đối mặt với các giám khảo và những thí sinh khác. |
Phú Tường, stylist của Tổ Quạ (Crow on Hyenas) với nhiều gương mặt đình đám như Blacka, Pjpo, Đạt Maniac... cũng có mặt tại địa điểm tổ chức để hỗ trợ các thí sinh. Năm nay, Phú Tường được nhiều bạn "chọn mặt gửi vàng" để đồng hành. Anh xuất hiện ấn tượng với chiếc quần jean do mình tự thiết kế, làm thủ công từng bước như lên rập, may. Theo Phú Tường, anh không gặp quá nhiều khó khăn khi làm việc cùng các thí sinh vì chỉ cần dựa theo phong cách, sở thích, cá tính của từng người, điều mà các rapper thường thể hiện rất rõ. |
Dù không dự thi Rap Việt, Tuấn Anh (2001) vẫn có mặt để hỗ trợ tinh thần nhóm bạn trong vòng casting. Theo Tuấn Anh, thời trang là cách để anh nói về bản thân chứ không cần chạy theo xu hướng. Anh lựa chọn cho mình một chiếc yếm jean unisex, phối cùng áo ghile chất liệu dù bên trong, không quên đính kèm nhiều phụ kiện nhẫn, vòng tay, dây chuyền, mắt kính để tránh trang phục đơn điệu. |
Minh Nhật (2005) di chuyển từ huyện Bình Chánh đến trung tâm quận 1 từ sớm để tham dự vòng casting. Thí sinh 18 tuổi cho biết mình đã phải nhờ đến stylist riêng vì khó tìm được trang phục phù hợp. Với chiều cao ấn tượng 1,83 m, song tỷ lệ thân hình không cân đối với phần lưng dài hơn chân, Nhật thừa nhận anh rất khó tìm được quần áo phù hợp, đó là lý do anh cần cộng sự hỗ trợ. |
Tái thương mại trong ngành thời trang
Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.