Bữa sáng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho não bộ sau khoảng thời gian 10-12 giờ, kể từ bữa ăn cuối cùng của ngày hôm trước. Bởi vậy, bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoạt động thể chất, tinh thần cũng như khả năng học hỏi của trẻ.
Bữa sáng cân bằng hiểu một cách đơn giản là khẩu phần ăn bao gồm các loại thực phẩm đa dạng, có thể cung cấp dưỡng chất và năng lượng cân đối so với mức tiêu chuẩn cơ thể cần có trong suốt ngày dài.
Cụ thể, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, nếu trẻ ăn 3 bữa trong ngày thì bữa sáng phải chiếm 30-35% năng lượng. Nếu trẻ ăn 4 hoặc 5 bữa/ngày, năng lượng cho bữa sáng cần phân bổ ở mức 25-30%. Nhưng trên thực tế, bữa sáng cho trẻ hiện chỉ cung cấp khoảng 20% năng lượng, hay nói cách khác là bữa sáng hiện tại của hầu hết trẻ em Việt Nam có gần 10% năng lượng bị thiếu hụt.
Từ 6 tuổi, trẻ cần bữa sáng cân bằng để phát triển toàn diện. ThS. BS. Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, cho biết: “Bữa sáng cung cấp năng lượng cho ngày mới, giúp duy trì cân nặng hợp lý, bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hoạt động não bộ, tăng cường miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Một bữa sáng cân bằng cần cung cấp 25-30% năng lượng cho cả ngày”.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trẻ thường xuyên ăn sáng có khả năng học hỏi tốt hơn so với trẻ không ăn sáng.
Theo đó, trẻ có ăn sáng sẽ có khả năng tập trung nghe giảng trên lớp tốt hơn; trí nhớ tốt, phát biểu trôi chảy; hành vi xã hội đúng mực; gia tăng niềm vui, sự yêu thích đến trường và quan tâm nhiều đến việc học.
Để đảm bảo bữa sáng cân bằng, các bậc phụ huynh cần bổ sung thực phẩm chứa 3 nhóm dưỡng chất có khả năng tăng sinh năng lượng là protein, lipid (chất béo) và glucid (đường).
Cụ thể, theo ThS. BS. Trần Khánh Vân, 1 gram protein cung cấp 4 kcal, 1 gram lipid cung cấp 9 kcal và 1 gram glucid cung cấp 4 kcal. Tỷ lệ năng lượng từ 3 chất sinh năng lượng tương ứng lần lượt là 30-35% (protein động vật/protein tổng số), dưới 60% (lipid động vật/lipid tổng số), và 70% là glucid phức hợp.
Trong đó, chất béo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Chất béo khi vào cơ thể sẽ bị đốt cháy, sản sinh ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Chất béo còn đóng vai trò là dung môi hòa tan vitamin quan trọng với trẻ như A, D, E. Bởi vậy, để cơ thể trẻ hấp thụ tốt các vitamin này càng cần phải có chất béo.
Còn protein có liên quan đến mọi chức nǎng sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần... Protein cũng kích thích sự thèm ǎn của bé, thiếu protein có thể gây ra các rối loạn trong cơ thể như chậm phát triển, thay đổi thành phần protein máu, giảm khả nǎng miễn dịch...
Glucid đóng vai trò nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, kích thích nhu động ruột, giúp co bóp dạ dày, tăng cường tiêu hóa và bài tiết dịch tiêu hóa. Ngoài ra, glucid còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, có mặt trong các tế bào và mô như một yếu tố tạo hình.
Đối với trẻ em, nhu cầu chất béo (lipid) - đạm (protein) - đường (glucid) trong cơ thể trẻ rất khác so với người lớn. Do đó, để cung cấp đầy đủ, cân bằng và hợp lý nguồn chất béo cần thiết cho con, cha mẹ có thể bổ sung trực tiếp và thường xuyên ngũ cốc trong các bữa ăn. Các loại ngũ cốc có chứa nhiều dưỡng chất quý giá và cần thiết như DHA, EPA, Omega 3, 6, 9 và vitamin A, E giúp phát triển não bộ, cũng như xây dựng nền tảng sản sinh năng lượng cho trẻ.
Bác sĩ Margo Denke của Bandera, Texas, từng nghiên cứu tại Trung tâm y tế Southwestern thuộc Đại học Texas (Dallas) cho rằng các loại ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao là thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người.
Trong thời kỳ cổ đại, ngũ cốc là tên gọi chung để chỉ 5 loại thực vật với hạt có thể ăn được gồm: thóc gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch và kê. Sau này, ngũ cốc được dùng để gọi chung cho các loại cây lương thực hay sản phẩm chính thu được từ chúng.
Trong số nhiều loại ngũ cốc, yến mạch, gạo lứt và lúa mì là 3 loại có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Yến mạch: Đây là loại ngũ cốc được trồng quanh năm ở vùng khí hậu ôn đới như Mỹ, Cannada, Ba Lan, Nga, Đức, Australia… Tại Việt Nam, hầu hết sản phẩm từ yến mạch đều phải nhập khẩu. Yến mạch giàu chất đạm thiên nhiên, chất béo không bão hòa, vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Với lượng chất xơ hòa tan cao, yến mạch rất tốt cho đường tiêu hóa. Vì thế, sử dụng yến mạch hàng ngày có thể giúp chống táo bón, tăng nhu động ruột. Để có một bữa sáng đủ dinh dưỡng, bạn có thể chọn cháo, bánh mì, bánh mì nướng, yến mạch, các loại ngũ cốc sấy khô… làm thực phẩm chủ yếu hoặc chọn các loại lương thực chế biến còn khá thô.
Gạo lứt: Các nhà khoa học đã chứng minh gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao
Lúa mì: Đây là một trong những loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Lúa mì nguyên chất và lúa mì ép chưa tẩy trắng là kho báu vitamin B1 và vitamin E, có thể duy trì sức khoẻ dẻo dai, tăng cường hoạt động của giây thần kinh và rất tốt cho bộ não.
Phần năng lượng có trong lúa mì giúp trẻ hoạt bát, năng động trong các hoạt động thể chất, đảm bảo sự phát triển toàn diện cả thế chất và tinh thần của trẻ.
Tuy giàu giá trị dinh dưỡng nhưng việc đưa 3 loại ngũ cốc này vào thực đơn ăn sáng cho trẻ vẫn chưa phải là thói quen của nhiều phụ huynh Việt. Thay vào đó là những món ăn truyền thống như bún, phở, xôi...
Theo ThS. BS. Trần Khánh Vân, thực phẩm ăn sáng của trẻ em Việt Nam hiện nay chưa đa dạng và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Bữa sáng chưa cân bằng có thể khiến trẻ không đủ trí lực, thể lực, sự tập trung, chú ý để học và vận động tốt nhất ở trường học. Nhưng với thời gian ngắn, việc chuẩn bị bữa sáng nhanh gọn, đủ chất cho con là điều không phải bậc làm cha mẹ nào cũng có thực hiện được.
Diễn viên Hồng Đăng, ông bố của hai cô con gái Nhím và Kẹo, chia sẻ: “Cho dù bận rộn như thế nào, vào các buổi sáng, tôi cũng không thể bỏ qua việc chuẩn bị bữa điểm tâm và bảo đảm con được ăn sáng tại nhà trước khi đến trường. Việc chuẩn bị bữa sáng cho các con luôn tốn rất nhiều thời gian của hai vợ chồng. Chúng tôi luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thực phẩm để đảm bảo con vừa no, vừa đủ chất dinh dưỡng”.
Việc bổ sung sản phẩm Milo thức uống bữa sáng cân bằng vào bữa sáng là giải pháp đơn giản, nhanh gọn, mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng; từ đó, giúp trẻ tăng khả năng tập trung, đạt kết quả tốt trong học tập cũng như tối ưu sự phát triển khỏe mạnh của cơ, xương và hệ vận động của trẻ.
Ông Ali Abbas, Giám đốc ngành hàng Milo và Sữa tại Nestlé Việt Nam, chia sẻ: “Nestlé Milo luôn đồng hành cùng sự phát triển của thế hệ trẻ em Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực nghiên cứu và phát triển để giới thiệu những sản phẩm dinh dưỡng, phù hợp với sức khỏe và nhu cầu của trẻ. Thông qua sản phẩm Milo - thức uống bữa sáng cân bằng, chúng tôi muốn mang đến những bữa sáng cân bằng cho trẻ em, giúp các em khởi đầu ngày mới như một nhà vô địch, góp phần tạo nên một thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh”.
Đồng hành cùng sự phát triển của trẻ em Việt Nam trong suốt gần 25 năm qua, Nestlé Milo là một trong những thương hiệu được yêu thích hàng đầu.
Việc ra mắt sản phẩm Milo thức uống bữa sáng cân bằng một lần nữa khẳng định cam kết của Nestlé trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào tương lai khỏe mạnh hơn tại Việt Nam.
Sản phẩm Milo thức uống bữa sáng cân bằng với thể tích 200 ml/hộp đã được bày bán trên hệ thống siêu thị và cửa hàng tạp hóa thuộc kênh truyền thống tại các thành phố lớn, với giá 28.000 đồng/lốc 3 hộp.