Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thuốc trị giun tóc

Nhiễm giun tóc là một bệnh nhiễm giun ở đường ruột rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Giun tóc có thuốc điều trị nhưng người bệnh cần kết hợp điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống.

Giun tóc là một loại giun tròn thường ký sinh ở hệ tiêu hóa của con người. Giun tóc có thể ký sinh ở đại tràng và manh tràng, một số thì ký sinh ở ruột thừa, hiếm khi ký sinh ở ruột non. Loại ký sinh này sẽ lấy dinh dưỡng thông qua việc hút máu bằng cách cắm đầu vào thành ruột, còn phần đuôi sẽ lơ lửng trong lòng ruột.

Khi nhiễm giun tóc, người bệnh thường không có triệu chứng đặc biệt. Một số người bệnh có các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, nhức đầu, chán ăn... Nhiễm giun tóc ở mức độ nặng sẽ gây:

  • Tổn thương niêm mạc ruột tại chỗ, hậu quả dẫn đến hội chứng tiêu hóa giống như hội chứng lỵ (đau bụng, đại tiện nhiều lần, phân ít mỗi lần đi và đôi khi có lẫn máu).
  • Thiếu máu, suy nhược cơ thể và giảm cân một cách bất thường...
  • Nhiễm giun tóc nặng và kéo dài có thể gây sa trực tràng và nhiễm trùng thứ phát do quá trình sa và loét trực tràng này.

Các thuốc điều trị nhiễm giun tóc

Nhiễm giun tóc thường được điều trị trong 1-3 ngày. Nguyên tắc lựa chọn thuốc trong điều trị giun tóc đảm bảo các yếu tố thuốc có tác dụng với nhiều loại giun (có thể điều trị được giun móc,…), ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao.

- Mebendazole có phổ chống giun sán rộng. Thuốc có hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc,... Thuốc cũng diệt được trứng của giun đũa và giun tóc.

Khi sử dụng mebendazole, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ hiếm gặp như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy...

Chống chỉ định cho người quá mẫn với mebendazole, người bị bệnh gan. Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Chú ý tương tác thuốc:

  • Phenytoin, carbamazepine làm giảm nồng độ mebendazole trong huyết tương.
  • Cimetidine làm tăng nông độ mebendazole trong huyết tương.

- Albendazole thường được dùng trong điều trị nhiễm một hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột. Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình dùng thuốc như nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy...

Chống chỉ định với người có tiền sử quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không sử dụng thuốc cho người mang thai hay nghi ngờ có thai hoặc cho trẻ dưới 1 tuổi.

Thuoc tri giun toc anh 1

Nhiễm giun tóc là một bệnh nhiễm giun ở đường ruột rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả. Ngoài dùng thuốc diệt giun tóc, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống, đảm bảo giữ vệ sinh cho hệ tiêu hóa, tránh tái nhiễm giun hoặc các vấn đề liên quan gây hại sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Để phòng tránh nhiễm giun tóc, cần:

  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để ngăn nguy cơ nhiễm giun.
  • Vệ sinh môi trường sống, không gian nhà ở, thường xuyên quét dọn, lau chùi, sử dụng dung dịch sát khuẩn, diệt trùng để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
  • Có biện pháp xử lý chất thải, nước thải, rác tại hộ gia đình đúng cách. Không sử dụng phân tươi để ủ và tưới cây trồng, nhất là các loại rau củ quả.
  • Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn, tốt nhất nên ưu tiên các món ăn chín uống sôi. Không ăn sống những loại rau mọc dại ở khu vực có nhiều chó, mèo, súc vật sinh sống.
  • Đậy thức ăn cẩn thận, tránh ruồi nhặng, không sử dụng thực phẩm đã hư hỏng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng dung dịch xà phòng sát khuẩn để đảm bảo tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Khám sức khỏe nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.
  • Tránh việc tự ý sử dụng thuốc, lạm dụng thuốc gây nhờn thuốc ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh hoặc gây tác dụng phụ hại sức khỏe.

Ăn chuẩn ít bệnh

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Ngày trở về của những chiến sĩ 'mũ nồi xanh' ở TP.HCM

Đêm 28/9, 51 chiến sĩ mũ nồi xanh đã trở về đến TP.HCM sau hơn 1 năm làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.

    https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-giun-toc-169240926114659395.htm

    BSCKI Phạm Thị Việt Anh / Sức khỏe & Đời sống

    Bạn có thể quan tâm