Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Uống 1-2 ly bia, làm sao để giảm nồng độ cồn nhanh nhất?

Khi uống một đến hai cốc bia hay rượu, một số cách truyền thống bằng nguyên liệu dễ tìm có thể giúp giảm nồng độ cồn nhanh chóng.

Một ly rượu có thể gây ra di chứng say rượu với người này, trong khi một số người có thể dung nạp được cả lít rượu. Ảnh: Shutterstock.

Thời điểm tiệc tùng cuối năm, làm sao có thể hết nồng độ cồn trong người và hơi thở một cách nhanh nhất, nhằm giúp tỉnh táo và giao tiếp tự tin hơn là vấn đề nhiều người quan tâm.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), say xuất hiện sau khi cơ thể tiêu thụ một lượng lớn rượu bia. Lượng rượu bia gây ra tình trạng say rượu không được xác định cụ thể là bao nhiêu.

Một ly rượu có thể gây ra di chứng say rượu với người này, trong khi một số người có thể dung nạp được cả lít rượu. Điều này là do mức độ say phụ thuộc vào giới tính, tình trạng trước khi uống và cách uống.

Thông thường, các biểu hiện của di chứng say rượu sẽ tự biến mất mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

Sau đây là một số cách giải rượu giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu khi say rượu theo kinh nghiệm của y học cổ truyền:

- Giải rượu với trái cây: Sau khi uống rượu bia, bạn hãy ăn một vài trái quýt hoặc ép trái quýt lấy nước uống sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, giải bia rượu, giảm say rất hay.

Bạn cũng có thể ăn dưa hấu hoặc dùng vỏ quả dưa hấu xay lấy nước uống sẽ giúp giải rượu rất nhanh. Uống 10-15 g nước ép vỏ dưa hấu sau khi uống rượu làm giảm nôn nao, chóng mặt, đau đầu, nôn ra nước chua sau uống, lợi tiểu tiện, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu.

- Giải rượu với rau má: Rau má tươi 100 g, 2 trai chanh, 1 g muối ăn. Rau má tươi rửa sạch, giã nhỏ, ép lấy nước cốt, vắt thêm nước chanh trộn đều thêm muối, uống 1-2 cốc (150 - 300 ml). Bạn cũng có thể chỉ dùng rau má, rửa sạch, giã nhỏ ép lấy nước cốt, hoà thêm nước chín nguội, uống 2-3 cốc (200 - 300 ml).

Một cách được khá nhiều người áp dụng là giải rượu với chanh tươi. Chanh tươi cả quả, bạn có thể vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả càng tốt.

Nguyên liệu dễ tìm và luôn luôn có ở mỗi cuộc nhậu là nước lọc. Rượu khiến cơ thể tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng khiến bạn cảm thấy dễ chịu và đỡ mệt mỏi hơn.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, chúng ta nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.

Khi uống rượu, bạn nên ăn rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu, uống nước lọc trước khi uống rượu. Đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.

Đặc biệt lưu ý là bạn không sử dụng đồng thời cả rượu và caffeine. Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Caffeine gây kích thích tăng huyết áp, và nhịp tim.

Khi kết hợp cả 2, không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích, có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Bé 11 tuổi đau bụng suốt 2 ngày, đi khám mới biết vỡ ruột thừa

Viêm ruột thừa là bệnh thường gặp ở nhiều trẻ em nhưng khó phát hiện do không có biểu hiện điển hình.

Tiểu Huệ

Bạn có thể quan tâm