Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Văn hoá ăn mì độc đáo của người Hàn Quốc

Ngoài kim chi, mì cũng là món ngon “quốc dân” của người Hàn Quốc, được nhiều thực khách quốc tế yêu mến, trong đó có tín đồ ẩm thực ở Việt Nam.

Với những ai thường xuyên theo dõi tin tức hoặc phim ảnh Hàn Quốc, hình ảnh người Hàn xuýt xoa bên nồi mì nóng hổi, bốc khói nghi ngút đã không còn xa lạ. Với lịch sử hàng nghìn năm, mì là món ăn quen thuộc và một phần văn hóa không thể thiếu của người dân Á Đông nói chung, người Hàn Quốc nói riêng.

Trong đó, món mì truyền thống của người Hàn ngày càng phổ biến, xuất hiện từ bàn ăn bình dân đến những nhà hàng cao cấp. Sự đa dạng và tiện lợi của các loại mì phần nào khẳng định vị trí của chúng trong văn hóa ẩm thực xứ kim chi.

Hàn Quốc là quốc gia có nền văn hóa ẩm thực thú vị. Màu sắc bắt mắt cùng hương vị hấp dẫn giúp các món ngon Hàn chiếm trọn sự yêu mến của tín đồ ẩm thực. Trong đó, kimbap, canh kim chi, thịt nướng, lòng nướng, miến trộn, gà rán và bia là những cái tên không thể bỏ qua. Đằng sau những món ăn hấp dẫn ấy là sợi dây văn hóa và giá trị truyền thống của dân tộc, bên dòng sông Hán chảy xuôi suốt nghìn năm.

Ở xứ sở kim chi, mì là loại nhu yếu phẩm hàng ngày và dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi, từ kệ siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quầy tạp hóa bình dân đến những máy bán hàng tự động. Người Hàn Quốc thưởng mì với một niềm yêu mến và trân trọng. Thậm chí, với người dân Đại Hàn, mì còn hơn cả một món ăn hay một loại thực phẩm. Người ta dễ dàng bắt gặp cảnh ăn mì và nấu mì trên các phương tiện truyền thông đại chúng như phim ảnh, TV show hay báo đài Hàn Quốc.

Theo số liệu năm 2019, Hàn Quốc đứng đầu thế giới về lượng tiêu thụ mì gói. Trung bình, một người Hàn tiêu thụ 75,6 gói mì mỗi năm.

Mi Han Quoc anh 1

Mì còn là biểu tượng của sự trường thọ trong văn hóa Hàn Quốc. Trong ngày sinh nhật truyền thống, người Hàn Quốc quan niệm ăn mì sẽ mang đến đời sống khỏe mạnh và thịnh vượng. Ở những độ tuổi như 60, bát mì trong ngày sinh nhật càng có ý nghĩa đặc biệt.

Có nhiều lý giải về sự ưa chuộng mì của người Hàn. Nổi tiếng nhất là quan niệm mùa đông kéo dài và lạnh ở Hàn khiến những món nóng như lẩu hoặc mì nước được ưa thích hơn cả. Ngoài ra, sợi mì dài trong, dẻo dai được xem như biểu tượng của một cuộc đời khỏe mạnh, sống lâu trong văn hóa của nhiều quốc gia Á Đông cũng là nguyên do khiến mì được người Hàn Quốc yêu thích.

Kỳ thực, nền ẩm thực truyền thống Hàn Quốc có nhiều loại mì, miến với phương thức chế biến và cách dùng đa dạng. Trong đó, những gói ramyeon (mì gói) được đông đảo người dân Hàn yêu thích bởi sự nhanh gọn và tiện lợi, phù hợp với nhịp sống đô thị hối hả.

Du nhập vào Hàn Quốc từ năm 1960 - thời kỳ nước này dần phục hồi sau chiến tranh Triều Tiên - mì gói trở thành món ăn tiết kiệm của hầu hết người dân lúc bấy giờ. Bước vào thời kỳ hiện đại, người Hàn Quốc vẫn duy trì sở thích ăn mì gói ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, đặc biệt là đối tượng người trẻ bận rộn.

Không chỉ để ăn cho chắc bụng, mì gói còn là món ngon đơn giản, tiện lợi, phù hợp cho những dịp ăn chơi, ăn cứu đói buổi khuya, giải rượu cho người say hay trở thành món ăn tinh thần cho người lính trong quân đội.

Từ sợi mì truyền thống, người Hàn Quốc cũng sáng tạo ra nhiều cách ăn mì độc đáo như mì canh, mì kim chi, mì tương đen, mì lạnh, mì trộn... Mì gói cũng trở thành nét văn hóa dễ thương, gắn liền với tình yêu đôi lứa độ tuổi cập kê.

Người trẻ Hàn Quốc lãng mạn hóa buổi hẹn hò bằng cách nắm tay nhau đi dọc bờ sông Hán, hì hụp với bát mì nóng hổi ở tiệm tạp hóa cạnh bên rồi ngắm hoàng hôn buông dần xuống thành thị. Câu hỏi “Khi nào mới cho chúng tôi ăn mì đây?” là cách ví von cho câu hỏi khi nào cặp đôi tính đến chuyện cưới sinh và hôn lễ, để mọi người cùng nhau chúc mừng đôi uyên ương trẻ.

Không chỉ gắn với các đôi lứa, những người trẻ độc thân cũng rủ nhau ăn mì tương đen vào ngày Valentine đen 14/4 như một cách kỷ niệm cùng hội bạn độc thân vui tính, thoải mái tận hưởng cuộc sống một mình.

Cùng sự xuất hiện của làn sóng văn hoá Hàn Quốc (Hallyu) như điện ảnh, âm nhạc, TV show,... văn hoá ramyeon cũng được giới trẻ Việt Nam hưởng ứng tích cực. Phân cảnh ăn mì trong nồi kim loại nhỏ của “nàng Cỏ” khiến “chàng Xoăn” xao xuyến trong phim Vườn sao băng 12 năm trước từng làm dấy lên trào lưu ăn mì bằng nồi, đựng mì trực tiếp bằng nắp vung, trong giới hâm mộ phim ảnh Hàn Quốc lúc bấy giờ. Những thước phim đắt giá đã góp phần truyền tải món mì và văn hóa ramyeon của người Hàn Quốc đến đông đảo người hâm mộ toàn cầu.

Món mì Hàn Quốc ngon “đúng điệu” khi được nấu trong một chiếc nồi nhôm có màu vàng nhạt được gọi là “yangeun nembi”. Chiếc nồi hấp thụ nhiệt tốt và nóng lên khá nhanh - một thuộc tính quan trọng để nấu mì ăn liền nhanh chóng, tiện lợi.

Cơn sốt ramyeon cũng lan rộng đến nhiều quốc gia đồng văn, trong đó có Việt Nam. Những năm 2010, thị trường mì gói Việt Nam xuất hiện làn gió mới từ Hàn Quốc với sản phẩm mì gói khác biệt trên thị trường. Mì Hàn Quốc có đặc điểm như màu vàng sáng, vắt mì khuôn tròn, kích thước sợi lớn cùng hương vị cay nồng đặc trưng. Đặc biệt, không giống những loại mì có thể úp bằng nước sôi, mì Hàn Quốc cần được nấu chín trên bếp, nhưng mang đến độ dai mềm khác biệt, khó quên.

Nhiều người tin rằng cách dễ nhất để ăn mì gói mà vẫn giữ nguyên bản hương vị mì theo kiểu Hàn Quốc là nấu mì cùng với một quả trứng lòng đào, thêm ít hành cắt nhỏ hoặc kim chi để bổ sung chất xơ. Để có được một bát mì ngon, người nấu phải nắm bắt thời điểm nước sôi để sợi mì trong và mềm, đồng thời canh chuẩn thời gian để trứng vừa chín tới nhưng vẫn giữ lòng đào. Những kỹ thuật nghe chừng đơn giản nhưng cũng khiến giới yêu nấu nướng loay hoay trong gian bếp trước khi cho ra đời một tô mì nóng hổi thơm ngon.

Mi Han Quoc anh 2

Cuối năm 2016, mì cay 7 cấp độ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Món ăn này đã tạo nên cơn sốt mì cay trong cộng đồng giới trẻ. Từ đó, mì Koreno (loại mì được sử dụng để nấu mì cay) sản phẩm của Tập đoàn Paldo ngày càng phổ biến và được bày bán rộng rãi, trở thành thương hiệu quen thuộc với người Việt. Từ đây, những khái niệm mới như jjajangmyeon, rabokki, champong,… được người Việt biết đến nhiều hơn và trở thành xu hướng ẩm thực mới của giới trẻ.

Với sự đón nhận từ người tiêu dùng trong nước, Paldo tiếp tục ra mắt nhiều hương vị mì quen thuộc với người Việt như vị gà, vị nấm... Ngoài ra, tập đoàn từ Hàn Quốc cũng tập trung nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm mang hương vị Hàn dành cho người Việt như mì vị bò cay, vị kim chi chua cay truyền thống...

Thời gian qua, cộng đồng giới trẻ lại tiếp tục học hỏi và “nâng cấp” trào lưu mì cay với những công thức đặc biệt như lẩu mì, pizza mì, mì sốt kem... Với nguyên liệu chính đơn giản là gói mì Koreno, giới trẻ Việt đã thỏa sức sáng tạo những phiên bản mì đặc biệt, thu hút hàng triệu lượt xem và video hưởng ứng trên các nền tảng mạng xã hội. Trong đó, những phiên bản lành mạnh như công thức luộc mì trong 2 lần nước, sử dụng ít gia vị, thêm nhiều rau xanh... đã được cộng đồng mạng hưởng ứng tích cực.

Bắt kịp nhu cầu ăn ngon, sống khỏe của người dùng, thương hiệu Koreno nhanh chóng cho ra những sản phẩm mới, phù hợp xu hướng “eat clean” của giới trẻ quan tâm đến sức khỏe.

Các sản phẩm của thương hiệu được làm từ bột mì nguyên chất, sử dụng phẩm màu tự nhiên, ít tẩm ướp gia vị và chiên bằng nhiệt độ thấp trong dầu thực vật. Bằng cách thêm các thành phần khác nhau, người Hàn đã biến đổi món mì ăn liền quen thuộc thành một bữa ăn cân bằng và dinh dưỡng. Các nguyên liệu thường được người Hàn cho vào mì là giá đỗ, bột đậu, sữa, thịt hay thậm chí là nước ngọt để tạo nên sự phá cách của món ăn.

Bát mì ngày nay không còn bị “gắn mác” thiếu dinh dưỡng, nhiều dầu mỡ, gây nóng trong người mà thay vào đó đã thanh đạm, dễ tiêu hóa hơn. Ở Việt Nam, người dùng đã biến tấu các nguyên liệu kết hợp trong bát mì một cách “thuần Việt” và dễ kiếm hơn như kim chi, rong biển, trứng lòng đào, thịt bò,... giúp món ăn giàu dinh dưỡng và tăng phần hương sắc.

Không dừng lại ở đó, đội ngũ nghiên cứu từ Paldo liên tục nỗ lực tìm hiểu để tạo ra những dòng sản phẩm độc đáo, sáng tạo, giúp khách hàng có trải nghiệm ẩm thực thú vị. Người dùng trong nước đã quen thuộc với thương hiệu mì nước Koreno Jumbo bò cay, kim chi, hải sản cay, Koreno Premium rong biển vị ngao... Nếu là tín đồ của các món mì khô, thương hiệu có dòng sản phẩm mì tương đen Koreno Jjajangmen hay mì xào Volcano. Bên cạnh đó, hãng cũng cho ra mắt dòng sản phẩm mì ly và mì ăn liền có thể chín bằng nước sôi, phục vụ cho đối tượng thực khách tìm kiếm giải pháp ăn uống nhanh gọn, dễ dàng.

Với sản phẩm đa dạng và hương vị “chuẩn Hàn”, các sản phẩm mang thương hiệu Koreno nhanh chóng được lòng tín đồ ẩm thực Hàn Quốc lẫn những người bận rộn như giới trẻ văn phòng, game thủ thi đấu chuyên nghiệp...

Sự kết hợp của vị ngon vốn có từ ẩm thực Hàn Quốc, sức sáng tạo của người dùng Việt Nam cùng sự linh hoạt cho ra đời những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thời đại của thương hiệu Koreno là công thức để mì gói Hàn Quốc trở thành món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người dùng cả nước.

Giang Nghiên Dương

Đồ họa: Vi Nguyễn

Bình luận

Bạn có thể quan tâm