Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam công bố đã thanh toán bệnh mắt hột

Bệnh mắt hột là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Từ lâu, căn bệnh này đã là thách thức lớn đối với ngành y tế nhiều nước.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Ảnh: BVCC.

Chiều 14/4, Bộ Y tế tổ chức công bố thanh toán thành công bệnh mắt hột tại Việt Nam, sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ nỗ lực đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm một thời gây nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng. Việt Nam nằm trong 21 quốc gia đã thành công trong việc thanh toán bệnh mắt hột.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết bệnh mắt hột là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Vì vậy, từ lâu đây đã là một thách thức lớn đối với ngành y tế nhiều nước.

"Thành công này là minh chứng rõ nét cho nỗ lực bền bỉ, sự đồng lòng và quyết tâm rất lớn của toàn ngành y tế, của đội ngũ y, bác sĩ chuyên ngành mắt nói riêng và của cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương và nhân dân", ông Thuấn nói.

dau mat hot anh 1

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết bệnh mắt hột là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, từ lâu đã là thách thức lớn đối với ngành y tế nhiều nước. Ảnh: Bộ Y tế.

Ông Phạm Ngọc Đông, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, cho hay vào năm 1917, khi Nhà thương chữa mắt dốc Hàng Gà được thành lập, hơn 90% người dân Việt Nam mắc bệnh mắt hột, trong đó 15% bị lông quặm và 2% dân số nông thôn có nguy cơ mù lòa.

Việc thành lập Viện Mắt hột năm 1957, tiền thân của Bệnh viện Mắt Trung ương, đánh dấu bước ngoặt lớn trong phòng chống mù lòa, đặc biệt là bệnh mắt hột. Từ đó, phong trào phòng chống lan rộng cả nước với các hoạt động khám lưu động, mổ quặm, đào tạo cán bộ nhãn khoa địa phương và tuyên truyền vệ sinh cá nhân.

Nguyên nhân chính gây bệnh mắt hột là điều kiện vệ sinh kém, không gian sống chật chội, thiếu nước sạch và hệ thống vệ sinh.

Theo ông Đông, đến nay, mắt hột đã không còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Với các căn cứ khoa học, Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận thanh toán được bệnh mắt hột trên phạm vi cả nước.

Với vai trò là đầu mối chuyên môn trong quá trình triển khai chương trình kiểm soát và thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam, đơn vị này cam kết sẽ quyết tâm duy trì, giữ vững thành quả này.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, TS Angela Pratt, nhấn mạnh Việt Nam đã chứng minh rằng có thể tiếp cận được những nhóm dân cư khó tiếp cận nhất, đầu tư đúng mức để bảo vệ sức khỏe của người dân và đảm bảo một tương lai không còn bệnh mắt hột.

Tuy nhiên, nước ta vẫn cần tiếp tục giám sát, điều trị, mở rộng tiếp cận nước sạch và vệ sinh; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc mắt trên toàn quốc; tận dụng đà này để loại trừ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên khác.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Sau một tuần ăn lòng lợn, người đàn ông nguy kịch

Người đàn ông được đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng nguy kịch, phải đặt nội khí quản, duy trì vận mạch, sau đó chuyển khẩn cấp tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

3 bệnh viện trung ương sẵn sàng trực lễ 30/4, có đội cấp cứu VIP

Đại diện Bệnh viện Quân y 175 cho biết đơn vị có khả năng thiết lập bệnh viện dã chiến trong vòng 30 phút nếu có tình huống khẩn cấp xảy ra trong dịp lễ 30/4.

Số ca sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

CDC Hà Nội nhận định số ca sởi chưa có dấu hiệu giảm. Dự báo, số ca sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt ở nhóm trẻ trên 6 tuổi. 

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm