Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thủy sản tỉnh Đồng Nai, ngày 29/3, cơ quan này đã phối hợp với chính quyền địa phương xã Cẩm Đường, huyện Long Thành tiến hành làm việc và lấy mẫu xét nghiệm một con chó nghi mắc bệnh dại. Con vật này bị nghi ngờ sau khi cắn người và nhiều chó khác. Kết quả xét nghiệm cho thấy con chó đã nhiễm virus dại.
![]() |
Con chó bị dại của ông N.K.B. lúc bị nhốt theo dõi sau khi cắn người và hai con chó khác. Ảnh: CDC Đồng Nai. |
Sự việc xảy ra tại nhà ông N.K.B., tổ 7, ấp Cẩm Đường, xã Cẩm Đường. Gia đình ông B. nuôi một con chó khoảng 2 năm tuổi. Theo biên bản làm việc, ngày 26/3, con chó này cắn 2 con chó cùng nhà và 1 con chó của hàng xóm. Đến ngày 27/3, nó tiếp tục cắn vào tay phải con của ông B.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã tiêu hủy xác con chó theo quy định, đồng thời tiêu độc khử trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi nhốt và khu vực xung quanh, cũng như hố chôn lấp.
Các biện pháp điều tra dịch tễ tại khu vực nhà ông B. cũng được triển khai. Chính quyền yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không thả rông, không bán chạy. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, người dân phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y. Đối với người bị chó cắn, cơ quan chức năng khuyến cáo liên hệ ngay Trung tâm Y tế để được hướng dẫn và tiêm vaccine phòng dại.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, huyện Long Thành ghi nhận 6 ca dại ở chó và 2 trường hợp không qua khỏi ở người do bệnh dại. Tính chung toàn tỉnh, 4 ổ dịch chó dại đã xuất hiện tại 3 xã của huyện Long Thành và 1 xã của huyện Cẩm Mỹ.
Dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất do virus gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn của động vật nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Khi virus xâm nhập cơ thể người, nó tấn công hệ thần kinh trung ương, gây viêm não và gần như luôn dẫn đến mất mạng nếu không được điều trị kịp thời trước khi triệu chứng xuất hiện.
WHO ước tính mỗi năm có khoảng 59.000 người không qua khỏi vì bệnh dại trên toàn cầu, chủ yếu tại các khu vực nông thôn ở châu Á và châu Phi, nơi việc tiêm phòng vaccine cho người và động vật còn hạn chế.
Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.