Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Yếu tố nào quyết định hàng rào miễn dịch ở trẻ?

Dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời được ví như người hùng tiên phong trong công cuộc xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong.

de khang anh 1

Xây dựng đề kháng cho trẻ là quá trình cần sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố. Trong đó, dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời được ví như người hùng tiên phong trong công cuộc tăng cường hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong.

Từ những năm tháng đầu đời, trẻ bắt đầu hành trình khám phá thế giới bên ngoài với nhu cầu vận động, giao tiếp, tiếp xúc môi trường ngày càng cao. Trong thời điểm khoảng trống miễn dịch, cơ thể trẻ dễ đối mặt các tác nhân gây bệnh bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn, điều kiện thời tiết thay đổi...

Với các gia đình có con nhỏ, việc nâng cao sức đề kháng luôn là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong hành trình nuôi dạy, cùng con trưởng thành. Trong đó, việc kết hợp các yếu tố một cách khoa học và toàn diện là chìa khóa để xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc, hỗ trợ trẻ lớn lên ít ốm vặt và phát triển khỏe mạnh tự nhiên.

de khang anh 2

Hàng rào miễn dịch ở trẻ là sự kết hợp của nhiều yếu tố - từ chế độ chăm sóc ngay từ trong bụng mẹ, miễn dịch bẩm sinh, yếu tố di truyền và bệnh lý cho đến chế độ dinh dưỡng, môi trường sống xung quanh hay tiêm chủng. Hàng rào đầu tiên là kháng thể miễn dịch bẩm sinh trẻ nhận được từ mẹ (qua nhau thai và sữa mẹ). Tuy nhiên sau 6 tháng tuổi, lượng kháng thể này sẽ giảm dần, và hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu tự hoàn thiện. Trẻ nào được bổ sung các yếu tố để hệ miễn dịch phát triển tốt hơn, nhanh hơn sẽ ít chịu tác động bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Tiêm chủng cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để tăng cường khả năng miễn dịch đặc hiệu cho trẻ. Việc tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, từ đó giảm đáng kể nguy cơ ốm vặt và các biến chứng nghiêm trọng, nhất là trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” - thời gian hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.

Bên cạnh đó, các yếu tố về môi trường sống và thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ đề kháng cho con. Phụ huynh cần giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh trẻ tiếp xúc hàng ngày sạch sẽ, thoáng đãng để hạn chế sự tấn công của nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh không mong muốn. Trẻ có thói quen ngủ đủ, vận động thường xuyên cũng có hệ miễn dịch tốt hơn và sức đề kháng mạnh mẽ hơn.

de khang anh 3

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ hay bị ốm vặt do vấn đề cơ địa, song các chuyên gia cho biết thực tế việc trẻ ốm có thể xuất phát từ nhiều lý do, và đa phần nguyên nhân có thể được cải thiện. Trong đó, dinh dưỡng được ví như người hùng tiên phong trong công cuộc xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, và là yếu tố cần được quan tâm theo dõi xuyên suốt cho trẻ. Trẻ được cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất (như vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, selen...) sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Những vi chất này tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Ngược lại, trẻ biếng ăn, thiếu chất dễ bị suy dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng.

Nhiều trẻ sinh ra khỏe mạnh nhưng vẫn hay bị ốm vặt do tiêu hóa và ăn uống kém. Nguyên nhân có thể từ đường ruột của trẻ làm việc kém hoặc thực phẩm, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Lúc này, một chế độ dinh dưỡng có chứa lợi khuẩn (probiotics), prebiotics sẽ tăng cường sức khoẻ đường ruột, giúp con hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời hoạt động của nhiều cơ quan được hưởng lợi toàn diện.

de khang anh 4

de khang anh 5

Có nhiều hợp chất, dưỡng chất góp phần xây dựng hệ miễn dịch cho con, nổi bật như vitamin C, vitamin K, probiotics, prebiotics…. Song, cũng có nhiều dưỡng chất đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời nhưng chưa được nhắc đến rộng rãi. Một trong số đó là lactoferrin.

Lần đầu được phát hiện vào năm 1939 và được xác định cấu trúc vào thập niên 1960, lactoferrin là một glycoprotein tự nhiên đóng vai trò như yếu tố hỗ trợ đề kháng trong cơ thể trẻ. Dưỡng chất này có mặt chủ yếu trong sữa của các loài động vật có vú và sữa mẹ, đặc biệt với hàm lượng cao trong sữa non - nguồn dinh dưỡng quý giá trong những ngày đầu đời.

Lactoferrin là mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ - từ sức khỏe thể chất, não bộ đến hệ miễn dịch. Điểm nổi bật của dưỡng chất này là khả năng liên kết và vận chuyển sắt. Các nghiên cứu khoa học cho thấy sắt là khoáng chất thiết yếu cho sự sống, nhưng đồng thời cũng là nguồn dinh dưỡng giúp vi khuẩn phát triển. Lúc này, cơ chế hoạt động của lactoferrin là “giành sắt”. Khi lactoferrin gắn chặt với ion sắt (Fe3+), vi khuẩn không còn sắt để sinh sôi, qua đó ức chế sự sinh trưởng của chúng trong cơ thể trẻ.

Chiến binh miễn dịch thầm lặng lactoferrin còn có vai trò kích hoạt các đại thực bào - những tế bào miễn dịch chuyên nhận diện và tiêu diệt mầm bệnh. Ngoài ra, lactoferrin còn có thể điều chỉnh các cytokine (chất trung gian hóa học của hệ miễn dịch) và sản xuất các chất oxy hóa, giúp đại thực bào tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn.

de khang anh 6

Đồng thời, khi liên kết cùng với glycosaminoglycans (GAGs), lactoferrin giúp ngăn chặn virus xâm nhập vào trong bên trong tế bào để gây bệnh, tăng cường “vũ khí” diệt khuẩn nội sinh và giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa - hai cơ quan rất dễ tổn thương ở trẻ nhỏ. Đây là cơ chế then chốt giúp lactoferrin thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ phản ứng mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Như vậy, một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ lactoferrin sẽ mang đến hiệu quả miễn dịch cộng hưởng, vừa tăng cường “vũ khí” diệt khuẩn nội sinh, vừa hỗ trợ ngăn chặn sự tăng sinh của virus và vi khuẩn có hại, giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa, bảo vệ sức khoẻ trước các tác nhân gây bệnh và điều kiện thời tiết thay đổi.

de khang anh 7

Lactoferrin là dưỡng chất quan trọng hỗ trợ xây dựng nền tảng đề kháng cho trẻ nhỏ, tuy vậy ba mẹ khó bổ sung nguồn lactoferrin từ các loại thực phẩm thông thường. Đây là dưỡng chất đặc biệt chỉ có trong sữa non (sữa mẹ hoặc sữa công thức). Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, sau 6 tháng tuổi, hàm lượng lactoferrin tự nhiên từ sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Do đó, việc bổ sung thêm nguồn dưỡng chất để cơ thể trẻ đủ sức xây dựng hàng rào miễn dịch tự nhiên rất cần thiết để con phát triển khoẻ mạnh, ít ốm vặt.

Một giải pháp bổ sung lactoferrin được nhiều mẹ hiện đại tin tưởng là sữa Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin với các dưỡng chất quan trọng như lactoferrin và 2'- FL HMO - FOS để tăng cường khả năng đề kháng. Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin với công thức được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển giúp xây dựng đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt.

Bên cạnh lactoferrin, sản phẩm còn chứa sữa non 24 giờ dồi dào kháng thể IgG với khả năng nhận diện và ghi nhớ kháng nguyên, từ đó nhanh chóng kích hoạt phản ứng phòng vệ, rút ngắn thời gian và thuyên giảm triệu chứng khi cơ thể trẻ chiến đấu với các tác nhân gây bệnh. Sự kết hợp của lactoferrin và IgG sẽ tạo thành tác động hiệp lực, xây dựng cho trẻ hàng rào miễn dịch nhân đôi.

de khang anh 8

Công thức cải tiến FDI với sự kết hợp giữa HMO và FOS trong Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin tiếp tục tạo thêm lá chắn trong khả năng tăng cường đề kháng và củng cố hệ miễn dịch đường ruột cho con. Các nghiên cứu chứng minh khoảng 70% tế bào miễn dịch của cơ thể nằm ở đường ruột. Là prebiotics có nhiều trong sữa mẹ, HMO có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn, đồng thời kích thích các tế bào miễn dịch, góp phần giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và củng cố hàng rào bảo vệ toàn diện cho bé.

Cũng là chất xơ hoà tan thuộc nhóm prebiotics, FOS không được tiêu hóa trực tiếp trong dạ dày và ruột non mà sẽ đi thẳng xuống ruột già để hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột như bifidobacteria và lactobacillus. Nền tảng tiêu hóa vững vàng từ sự kết hợp giữa HMO và FOS trong công thức FDI giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Chăm con khoẻ từ nền tảng đề kháng vững vàng là hành trình chủ động xây hàng rào miễn dịch, tạo cơ sở cho trẻ phát triển khoẻ mạnh, thoả sức vui chơi và khám phá trong những năm tháng đầu đời. Trong đó, thấu hiểu nhu cầu dinh dưỡng và chọn đúng dưỡng chất hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển toàn diện là bước đi thông thái để mẹ chuẩn bị cho con một hệ miễn dịch vững mạnh ngay từ bên trong.

Tú Nghiên

Đồ họa: Tấn Lợi

Bạn có thể quan tâm