Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Yếu tố tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Vợ tôi vừa mang thai được 2 tháng và từng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Xin hỏi điều này có khiến vợ tôi có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ không?

Vợ tôi vừa mang thai được 2 tháng và từng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Xin hỏi điều này có khiến vợ tôi có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ không?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ cho phụ nữ và em bé đang phát triển. Kiểm soát bệnh tiểu đường kém trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác cho thai nhi. Nó cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ.

Chăm sóc sức khỏe thích hợp trước và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh tiểu đường có thể được phát triển ở phụ nữ mang thai dù trước đó họ không mắc bệnh này. Thông thường bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin trong thai kỳ. Insulin là loại hormone do tuyến tụy tạo ra, hoạt động như chìa khóa để đưa đường trong máu vào các tế bào trong cơ thể bạn để sử dụng làm năng lượng.

Một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khi mang thai, bao gồm:

  • Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Đã sinh em bé nặng hơn 4 kg.
  • Đang thừa cân.
  • Trên 25 tuổi.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type II.
  • Bị rối loạn nội tiết tố gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Trước khi mang thai, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm giảm cân nếu bạn thừa cân, có chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

Đôi khi một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng phải dùng insulin. Đối với hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh này sẽ biến mất ngay sau khi sinh. Nhưng khi nó không khỏi, bệnh tiểu đường biến chứng thành tiểu đường type II. Ngay cả khi bệnh tiểu đường biến mất sau khi em bé được sinh ra, một nửa số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường type II sau đó.

Khi người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, em bé có nhiều khả năng bị béo phì khi còn nhỏ hoặc thiếu niên và phát triển bệnh tiểu đường type II sau này trong cuộc đời.

Điều quan trọng đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là tiếp tục tập thể dục và ăn uống lành mạnh sau khi mang thai để ngăn ngừa hoặc trì hoãn việc mắc bệnh tiểu đường type II. Người mẹ cũng nên đi kiểm tra lượng đường trong máu từ 1 đến 3 năm một lần.

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm liên quan đến công việc cao hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Cuốn sách Phụ nữ vô hình của tác giả Caroline Criado Perez cho thấy thực tại của lỗ hổng dữ liệu giới - những khoảng trống câm lặng đầy rẫy trong nền văn hóa của chúng ta.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh như thế nào?

Bệnh tiểu đường thai kỳ (GD) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ biến chứng khi sinh và thời kỳ sơ sinh, tăng tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe.

Độc giả Xuân Phước

Bạn có thể quan tâm