Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

11 hãng ôtô nhập khẩu muốn được giảm phí trước bạ

11 hãng xe nhập khẩu kiến nghị cần có sự công bằng trong chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước và sản phẩm ngoại nhập.

Sau khi Chính phủ có cuộc họp về chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước (CKD) vào ngày 8/10, mới đây Hiệp hội Các nhà Nhập khẩu Ôtô chính hãng Việt Nam (VIVA) vừa chính thức gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Quốc hội về việc mong muốn có quy định hỗ trợ tương đương dành cho ôtô nhập khẩu (CBU).

Theo đó, thư kiến nghị được cùng ký tên bởi 11 công ty nhập khẩu ôtô chính hãng tại Việt Nam nêu ý kiến chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ đối với ôtô cần được áp dụng chung cho cả xe CKD và xe CBU để đảm bảo tính công bằng.

Điều này vừa tránh việc gây phân biệt đối xử giữa 2 khối doanh nghiệp trong ngành ôtô tại Việt Nam, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn chung cho toàn thị trường sau thời gian dài chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

giam phi truoc ba anh 1

Triển lãm Ôtô Việt Nam không thể tổ chức 2 năm liên tiếp vì dịch Covid-19. Ảnh: Quỳnh Danh.

Cách đây hơn 2 tháng, nhà nhập khẩu và phân phối xe Audi tại Việt Nam đã có động thái tương tự khi phản hồi về dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ngày 16/8.

Những thương hiệu có tên trong văn bản của VIVA gồm có Audi, Aston Martin, Bentley, Maserati, Jaguar Land Rover, Jeep, Porsche, Subaru, Volkswagen, Volvo và Ferrari.

Bên cạnh đó, danh sách nhà sản xuất được "hưởng lợi" nếu xe CBU cũng được hỗ trợ lệ phí trước bạ có thể kể đến Toyota với Lexus, Mercedes-Benz với các dòng SUV và xe thể theo nhập khẩu, Thaco với BMW và MINI...

giam phi truoc ba anh 2

Các hãng xe có sản phẩm CKD đang chờ đợi quy định hỗ trợ lệ phí trước bạ. Ảnh: Ford.

Vào tháng 5/2021, Hiệp hội Các nhà Sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) từng đề xuất tái áp dụng chính sách hỗ trợ tương tự Nghị định 70/2020/NĐ-CP nhưng không được Bộ Tài chính chấp thuận. Trong quý III, Thaco và TC Motor tiếp tục gửi kiến nghị về quy định hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.

Từ đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá tác động và báo cáo để xem xét triển khai thực hiện. Đến nay, các doanh nghiệp ôtô vẫn đang chờ đợi quy định hỗ trợ mới được thông qua và ban hành để góp phần kích cầu, hồi phục tình hình kinh doanh sau nhiều tháng liền thị trường gần như tê liệt vì các quy định giãn cách xã hội.

Trong năm 2020, sau khi thị trường chịu tác động tiêu cực từ đợt dịch đầu tiên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP, trong đó quy định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài từ cuối tháng 6 đến hết tháng 12 năm trước.

Tính đến hết tháng 9, số liệu bán hàng của VAMA và TC Motor cho thấy doanh số ôtô du lịch bán ra đạt hơn 174.000 chiếc, thấp hơn cùng kỳ năm trước 3,5%. Đáng chú ý, giai đoạn tháng 4-8/2021, doanh số liên tục giảm. Trong đó tháng 8 ghi nhận lượng xe bán ra thấp nhất trong 6 năm qua.

Ai hưởng lợi, ai chịu thiệt nếu phí trước bạ giảm?

Chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ đang được Bộ Tài chính xem xét nếu áp dụng hứa hẹn giúp các dòng xe sản xuất trong nước cải thiện doanh số sau giai đoạn khó khăn.

Giá lăn bánh các mẫu sedan hạng B đang ưu đãi phí trước bạ

Toyota Vios, Mitsubishi Attrage cùng Mazda2 đang được khuyến mại để kích cầu trong tháng đầu tiên của quý IV.

Hoàng Phạm

Bạn có thể quan tâm