Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cách đối phó với sếp hay soi mói

Thay vì chịu đựng sếp khó tính, hay phê bình và soi mói, nhân viên có thể biến những lời chỉ trích thành động lực và xây dựng mối quan hệ tích cực hơn với sếp.

Lời phê bình từ sếp không phải lúc nào cũng tiêu cực. Ảnh minh họa: Vlada Karpovich/Pexel.

Làm việc dưới trướng một người sếp hay phê bình, soi mói có thể khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi và mất tự tin.

Tuy nhiên, thay vì vội vàng nản lòng, hãy chủ động kiểm soát tình hình bằng cách áp dụng những chiến thuật Harvard Business Publishing gợi ý. Dưới đây là 5 cách biến những lời chỉ trích thành động lực và xây dựng mối quan hệ tích cực hơn với sếp.

Xem phản hồi là sự quan tâm

Hãy xem những lời phê bình như một sự đầu tư của sếp vào sự phát triển của nhân viên. Đó là minh chứng cho thấy sếp đang dành sự quan tâm và tập trung vào công việc của cấp dưới.

Để tiếp thu phản hồi từ sếp một cách hiệu quả, nhân sự nên tách biệt giọng điệu và nội dung. Bỏ qua yếu tố cảm xúc và tập trung vào thông điệp chính.

Ví dụ, thay vì để ý đến câu nói "Báo cáo này không thể chấp nhận được", hãy tập trung vào thông điệp "Có những vấn đề cần được giải quyết".

nhan vien,  sep kho tinh,  doi pho sep kho,  phe binh,  soi moi,  chi trich,  dong luc,  quan he tich cuc,  lam viec voi sep,  znew,  lifestyle anh 1

Nhân viên có thể chủ động giảm thiểu những lời phê bình không cần thiết bằng cách xin ý kiến. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexel.

Chủ động xin được góp ý

Nhân viên nên chủ động xin ý kiến của sếp trước khi bị phê bình. Chẳng hạn, nhân viên có thể nói "Tôi định tiếp cận dự án theo cách này. Sếp có ý kiến gì không?" hoặc "Tôi biết sếp quan tâm đến các chỉ số nên tôi đã xây dựng một bảng điều khiển trực quan".

Thay vì cố gắng tạo ra một sản phẩm hoàn hảo, nhân sự có thể đưa ra bản nháp và xin ý kiến của sếp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm của sếp.

Việc chủ động xin ý kiến có thể đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhưng điều này giúp nhân viên xây dựng niềm tin với sếp và giảm thiểu những lời phê bình không cần thiết trong tương lai.

Yêu cầu những phản hồi tích cực

Ngoài ra, bạn cũng có thể khéo léo "đặt sếp vào thế khó" bằng cách yêu cầu họ đưa ra những phản hồi tích cực. Hãy nói với sếp bạn muốn biết mình đang làm tốt ở điểm nào để phát huy. Nếu sếp chỉ tập trung vào những điểm chưa tốt, hãy yêu cầu họ đưa ra những ví dụ cụ thể và giải thích rõ hơn.

Đừng ngại hỏi "Tôi rất muốn biết mình đang làm tốt ở điểm nào để có thể phát huy" hoặc "Tôi hiểu sếp lo lắng về bản tóm tắt, tôi sẽ chỉnh sửa lại. Nhưng sếp có thể góp ý thêm về buổi gặp khách hàng hôm trước không? Tôi nghĩ buổi gặp khá thành công và muốn tiếp tục phát huy".

Nếu sếp đưa ra những nhận xét chung chung, hãy yêu cầu họ đưa ra ví dụ cụ thể và giải thích rõ hơn.

Ví dụ, thay vì chỉ nói "Cần phải tốt hơn, sửa lại đi", sếp có thể chỉ ra cụ thể "Dữ liệu nào không chính xác?" hoặc "Định dạng mong muốn là gì?". Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ vấn đề mà còn khuyến khích sếp đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng hơn.

nhan vien,  sep kho tinh,  doi pho sep kho,  phe binh,  soi moi,  chi trich,  dong luc,  quan he tich cuc,  lam viec voi sep,  znew,  lifestyle anh 2

Việc thể hiện sự trân trọng đối với những phản hồi mang tính xây dựng sẽ khuyến khích sếp duy trì cách tiếp cận tích cực trong tương lai. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Đồng ý và đề xuất

Nhân viên có thể ứng dụng phương pháp "Đồng ý và...". Khi nhận phản hồi, hãy thừa nhận quan điểm của sếp ("Đồng ý"), sau đó bổ sung thêm ý kiến hoặc đề xuất của mình ("và"). Cách này giúp nhân viên khẳng định ý tưởng của mình, đồng thời thể hiện việc tiếp thu phản hồi từ sếp.

Ví dụ, khi sếp chê chiến dịch marketing, nhân viên có thể đáp lại "Tôi đồng ý và hiểu rằng tiến độ hơi gấp. Nhưng tôi tin rằng chúng ta vẫn có thể hoàn thành đúng hạn nếu điều chỉnh lại việc phân bổ nguồn lực một chút."

Tuy nhiên, nhân sự không cần phải thực hiện theo mọi lời phê bình. Hãy lọc và chỉ tập trung vào những phản hồi quan trọng, cấp bách và phù hợp.

Lời cảm ơn

Nhân viên đừng quên khen ngợi khi sếp đưa ra phản hồi tích cực hoặc ít phê bình hơn bình thường. Một câu nói đơn giản như "Cảm ơn sếp đã chia sẻ! Điều này giúp tôi có thêm động lực" sẽ có tác động rất lớn.

Qua đó, nhân viên có thể củng cố hành vi tích cực muốn thấy nhiều hơn ở sếp. Dần dần, sếp sẽ có xu hướng đưa ra những phản hồi cân bằng và hữu ích hơn khi họ thấy rằng những lời góp ý đó được đánh giá cao và có tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của nhân viên.

Sếp sinh năm 2000 chọn sa thải nhân sự 8X, 9X không phục mình

Quản trị nhân sự hơn tuổi là bài toán nan giải đối với những quản lý chưa đầy 25 tuổi ở TP.HCM, Hà Nội. Ngoài phương án sa thải, một số lại tìm cách xoa dịu cấp dưới.

Ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng

‘Nhân tố F’, trong đó F là viết tắt của ‘Fascination’ (Sự cuốn hút) sẽ là yếu tố thu hút nhất trong một buổi tuyến dụng. Theo tác giả Paul Williams của cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, những cá nhân nắm giữ vị trí lãnh đạo sau này sẽ cần phải kết nối được với các nhân viên của mình, cổ vũ họ và nắm bắt được trí tưởng tượng trong họ. Nhân tố F được xác định như sau: Liệu người này - trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể khiến tôi hứng thú và cuốn hút tôi hay không?

Như Phương

Bạn có thể quan tâm