Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Cách gen Z định hướng nghề nghiệp khác gì với thế hệ trước?

Không tìm mức thu nhập cao hay sự ổn định như các thế hệ trước, gen Z theo đuổi những công việc đề cao sự tự do, tính sáng tạo và mang lại nhiều trải nghiệm đặc sắc.

Không tìm mức thu nhập cao hay sự ổn định như các thế hệ trước, gen Z theo đuổi những công việc đề cao sự tự do, tính sáng tạo và mang lại nhiều trải nghiệm đặc sắc.

Trong cuốn sách Ẩn số mang tên thế hệ Z, TS Corey Seemiller và đồng tác giả Meghan Grace có viết: ”Chúng tôi cho rằng thế hệ Z (1995-2010) sẽ có tinh thần làm việc hăng say như thế hệ Baby Boomer (1946-1964), tinh thần trách nhiệm và khả năng thích nghi như cha mẹ họ, những người thuộc thế hệ X (1964-1980). Thậm chí, họ có thể sử dụng công nghệ tốt hơn những người thuộc thế hệ Y (1980-1994)”.

Cuốn sách nhìn nhận gen Z tổng hòa ưu điểm của các thế hệ trước nhưng có nhiều khác biệt về tính cách, phong cách sống, kỹ năng và mối quan tâm đến xã hội. Họ được kỳ vọng là thế hệ sẽ thay đổi thế giới ở nhiều khía cạnh. Trong đó, người trẻ sinh sau năm 1995 đang góp phần mở ra kỷ nguyên nghề nghiệp mới, định nghĩa lại khái niệm về công việc mơ ước.

Khác suy nghĩ thực dụng của thế hệ X hay sự bị động của thế hệ Y, thế hệ Z tỏ ra độc lập trong định hướng nghề nghiệp. Theo khảo sát với 25.000 sinh viên Việt Nam vào năm 2020 của Anphabe, có đến 81% bạn trẻ tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì ngay từ trên ghế nhà trường. Phần đông bạn trẻ tham gia khảo sát trả lời họ dựa trên sở thích và năng lực cá nhân để chọn nghề nghiệp.

Do vậy, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, gen Z dường như không có nhiều sự lúng túng hay băn khoăn. Các yếu tố ngoại cảnh như điều kiện kinh tế, lời khuyên từ gia đình, xu hướng chung của xã hội, mức thu nhập… ít tạo ra tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của người trẻ thuộc thế hệ này. Mối quan tâm hàng đầu của gen Z là công việc phải giúp họ thỏa mãn đam mê, được học hỏi nhiều hơn và dung nạp trải nghiệm đặc sắc.

Tuyen sinh,  huong nghiep anh 1

“Sau này mình sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia để được khám phá nhiều vùng đất mới, lưu lại những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống. Hơn hết, công việc này cho phép mình có thể gặp gỡ nhiều người, đa dạng trải nghiệm sống và tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau”, Thành Quang (học sinh lớp 12, TP.HCM) chia sẻ.

Giống như Thành Quang, nhiều bạn trẻ gen Z theo đuổi công việc đề cao tính cá nhân và sự tự do, không bị áp đặt khuôn mẫu hay bị gò bó quá nhiều về thời gian, địa điểm. Họ tìm động lực phát triển bản thân và cảm hứng sống ngay trong chính công việc. Gen Z xem nơi làm việc là nhà - họ không chỉ đến đó để làm việc, mà còn sống, chơi và trải nghiệm.

Ngay từ ghế nhà trường, bạn trẻ gen Z đã sớm hình dung về một môi trường làm việc năng động và nhiều màu sắc. Ở đó, họ mong đợi trải qua những ngày thật vui vẻ và cân bằng, được giao lưu, kết nối nhiều bạn bè và thoải mái bộc lộ quan điểm. Quan trọng hơn cả, môi trường làm việc ấy trao cho gen Z cơ hội để thể hiện năng lực, tạo điều kiện để họ phát triển sự nghiệp sau này.

Khảo sát của Anphabe còn chỉ ra rằng 34% bạn trẻ gen Z sẵn sàng đầu quân cho các startup hoặc tự kinh doanh riêng, 14% thích làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận, 8% đề cao freelance (công việc tự do). Tư duy mở, hướng ngoại và có phần mạo hiểm, các bạn trẻ sinh sau năm 1996 yêu thích khởi nghiệp và tin tưởng vào khả năng tự lực kiếm tiền hơn là trông chờ sự hỗ của công ty.

Tuyen sinh,  huong nghiep anh 2

Trong khi đó, một báo cáo khác do Decision Lab và Dreamplex thực hiện kết luận rằng thế hệ Z dành mối quan tâm lớn đến thế giới và thời cuộc. Có đến 93% bạn trẻ Việt tham gia khảo sát muốn thay đổi thế giới và 80% đều ủng hộ một phong trào vận động nào đó.

Có thể thấy, gen Z sớm bộc lộ đặc trưng của “global citizen” - công dân toàn cầu, luôn hướng đến mục tiêu xóa bỏ rào cản về khoảng cách, ngôn ngữ, văn hóa…, tìm cơ hội làm việc tại nhiều quốc gia, từ đó đóng góp giá trị tích cực cho cộng đồng, góp phần cải thiện các vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, xung đột sắc tộc...

Sinh ra và trưởng thành cùng với sự bùng nổ của công nghệ, gen Z còn được nhận định là thế hệ đa nhiệm, khi có thể vừa xử lý báo cáo trên laptop, vừa lướt máy tính bảng tìm tài liệu và ghi chú nhanh vào điện thoại thông minh.

Do vậy, công việc yêu thích của gen Z so với thế hệ trước đang có sự chuyển dịch lớn từ nhóm ngành truyền thống sang những ngành liên quan mật thiết đến Internet, mạng xã hội và thiết bị công nghệ cao. Nghiên cứu của Decision Lab và Dreamplex cho thấy công việc trong mơ của gen Z là Giải trí - truyền thông và Công nghiệp sáng tạo, mỗi ngành chiếm 19% trong số bạn trẻ tham gia khảo sát.

Từ thực tế có thể thấy, xuất phát từ gen Z, hàng loạt nghề nghiệp mới nhiều hứa hẹn đang được định hình như content creator, streamer, YouTuber, fashionista... Đây đều là những nghề nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo cao, nhanh nhạy nắm bắt xu hướng.

Theo dự đoán của Nielsen, tại Việt Nam, tính đến năm 2025, gen Z sẽ chiếm 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương khoảng 15 triệu người. Lứa gen Z đầu tiên cũng đã tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm. Điều này đồng nghĩa, chúng ta đang chứng kiến một kỷ nguyên nghề nghiệp mới đang dần hình thành từ chính những thay đổi của gen Z trong định hướng việc làm. Kéo theo đó, môi trường giáo dục, nhất là ở bậc đại học cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp.

Trước kỷ nguyên nghề nghiệp mới, với bản tính thực tế, ít mơ mộng, các bạn trẻ gen Z sớm nhận thức bản thân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ bậc đại học. Dù ước mơ phát triển ở công ty startup hay tập đoàn đa quốc gia, theo đuổi công việc tự do hay nỗ lực khởi nghiệp, họ đều tìm kiếm một môi trường giáo dục đề cao trải nghiệm thực tế, giúp tôi luyện kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0 và hội nhập quốc tế.

Tuyen sinh,  huong nghiep anh 3

Theo TS Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU), thế hệ học sinh sinh viên ngày nay, nhất là gen Z, rất chuộng phương pháp học tập mở, có điều kiện tương tác nhiều với bạn học, thầy cô. Vì vậy, những đại học mang đến môi trường giáo dục năng động, khơi gợi sáng tạo với nhiều ngành nghề mới được các bạn trẻ yêu thích. Sớm nắm bắt được điều này, NTTU triển khai nhiều chương trình cải cách, trở thành một trong những trường đi đầu trong công cuộc xây dựng môi trường giáo dục tương thích với gen Z.

Minh chứng cho điều này là chứng nhận đạt chuẩn quốc tế 4 sao do tổ chức kiểm định Quacquarelli Symonds (QS) công nhận dựa theo 8 tiêu chí: Chất lượng giảng dạy, việc làm của sinh viên, quốc tế hóa, phát triển học thuật, chất lượng chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trách nhiệm xã hội, phát triển toàn diện.

Nhờ vậy, trường được gen Z yêu thích với những giờ học sáng tạo và sôi nổi, khuyến khích sinh viên tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng thông qua các bài học thực hành sát tính chất chuyên môn của từng công việc cụ thể tại doanh nghiệp. Theo đó, một số ngành nghề sẽ được thiết kế phòng học chuyên biệt, hỗ trợ sinh viên có cái nhìn rõ nét và trực quan hơn về công việc tương lai. Cùng với đó, thông qua mạng lưới liên kết với doanh nghiệp, trường hỗ trợ sinh viên có thể tham gia các chương trình thực tập từ năm nhất.

“Thông qua Phòng Quan hệ doanh nghiệp và việc làm sinh viên, chúng tôi thường xuyên tổ chức đưa các bạn trẻ trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại khóa, kiến tập, thực tập thực tế tại các doanh nghiệp đối tác. Tùy vào đặc thù từng ngành, từng khoa, nhà trường cũng đưa ra chương trình đào tạo cụ thể để phát triển các kỹ năng về ngoại ngữ, công nghệ, lẫn kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp các em bứt phá trong môi trường làm việc 4.0”, TS Trần Ái Cầm cho biết.

Để giúp sinh viên tăng cơ hội cọ xát thực tế và có định hướng đúng đắn trong hiện thực ý tưởng kinh doanh, trường đã thành lập Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp (NIIC).

Với sự hỗ trợ của trung tâm, sinh viên đã tham gia nhiều sân chơi khởi nghiệp lớn và gặt hái được không ít thành quả đáng tự hào như giải nhất cuộc thi NTTU Start-up Open Day 2019 với dự án bột tảo nguyên liệu Ater; giải khuyến khích tại Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can 2019 với dự án Đũa Việt, giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020 bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cải tạo môi trường.

Nhà trường cũng phối hợp chặt chẽ với chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, Vườn ươm WSAFE, Vietnam Silicon Valley Foundation, Câu lạc bộ IPO-SiHub... mở rộng hệ sinh thái khởi nghiệp, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận nhà đầu tư.

Bên cạnh rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên NTTU còn được tạo điều kiện để phát triển phát triển năng khiếu đặc biệt của bản thân với hơn 60 câu lạc bộ đặc sắc về âm nhạc, nhảy múa, nhiếp ảnh, bóng đá, cầu lông, bóng đá… Đáng chú ý, câu lạc bộ công tác xã hội của trường đã mang đến cho sinh viên nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, giúp các bạn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Mong muốn tạo nên không gian học tập năng động chuẩn gen Z, Đại học Nguyễn Tất Thành chú trọng đầu tư mạnh vào nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất. Các phòng học của trường được thiết kế theo chuẩn quốc tế với quy mô không quá 25 sinh viên, có đầy đủ máy điều hòa, hệ thống âm thanh, máy chiếu và bảng tương tác thông minh.

Hệ thống trung tâm thông tin - thư viện trường có diện tích đến 16.000 m2 với phòng đọc, tra cứu thông tin, hội thảo, tự học… rộng rãi, thoáng đãng. Hệ thống này còn bố trí phòng gym chuyên biệt với trang thiết bị tập luyện hiện đại như máy chạy điện, xe đạp cơ, máy tập cơ bụng…

“Mình đã có quyết định sáng suốt khi chọn học tại NTTU. 2 năm vào trường, tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ văn nghệ NTTU, mình dần không còn sợ đám đông như trước kia nữa. Giờ đây, mình đã tự tin đứng trên sân khấu để thể hiện năng khiếu của bản thân. Đặc biệt, điều mình thích nhất ở NTTU là môi trường học năng động, cho phép sinh viên tha hồ thể hiện ý tưởng. Bước ra khỏi lớp học, mình và bạn bè được tận hưởng không gian giải trí cực xịn với phòng tập gym, sân thượng tầm nhìn đẹp, căn tin hiện đại… tha hồ sống ảo”, bạn Hà Mai, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc chia sẻ về lý do chọn học tại NTTU.

Để giúp gen Z có được “bàn đạp” vững vàng theo đuổi đam mê, hiện thực hóa ước mơ của mình, Đại học Nguyễn Tất Thành không ngừng ứng dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, cũng như đưa vào đào tạo nhiều ngành nghề mới. Chọn học tại NTTU, các bạn trẻ có thể theo đuổi nhiều ngành học có cơ hội phát triển cao trong kỷ nguyên nghề nghiệp mới như Thương mại điện tử, Kinh doanh quốc tế, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Thiết kế đồ họa, Đạo diễn điện ảnh - truyền hình…

Năm nay, Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức xét tuyển theo 4 phương thức: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021; xét kết quả học bạ; xét kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển.

Trong đó, xét kết quả học bọc bạ dựa trên 4 tiêu chí: Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (một học kỳ lớp 10, một học kỳ lớp 11, một học kỳ lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên; tổng điểm trung bình 5 học kỳ (học kỳ I và II lớp 10, học kỳ I và II lớp 11, học kỳ I lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên; điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên; điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên (các ngành sức khỏe, trường áp dụng ngưỡng điểm do Bộ GD&ĐT quy định).

Giang Hoàng Lam

Đồ họa: Hướng Dương

Bình luận

Bạn có thể quan tâm