Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giun bò lổm ngổm dưới da vì một thói quen ăn uống

Sau bữa gỏi cá mè sống, người bệnh đến trung tâm y tế trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, ngứa toàn thân, nổi mẩn khắp da.

giun san anh 1

Giun ký sinh dưới da người bệnh. Ảnh: Trung tâm Y tế khu vực Hạ Hòa.

Các bác sĩ Trung tâm Y tế khu vực Hạ Hòa (Phú Thọ) tiếp nhận người bệnh đến khám trong tình trạng đau bụng âm ỉ kèm buồn nôn, da ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ khắp người. Bệnh nhân cho biết bản thân cảm thấy mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém, cơ thể ngày càng gầy yếu trong những ngày gần đây.

Qua khai thác bệnh sử, người này cho biết đã ăn gỏi cá mè sống tại nhà cùng người thân trước khi khởi phát triệu chứng vài ngày. Kết quả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết cho thấy người bệnh bị nhiễm giun sán. Sau khi được điều trị nội khoa và theo dõi sát tại cơ sở y tế, tình trạng của bệnh nhân dần cải thiện.

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Trong thời gian gần đây, Trung tâm Y tế khu vực Hạ Hòa đã tiếp nhận nhiều ca bệnh tương tự, phần lớn có biểu hiện đau bụng không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa, ngứa da kéo dài, dị ứng nổi mẩn, cơ thể suy nhược, gầy sút cân.

Tình trạng này phổ biến hơn ở các vùng nông thôn, nơi vẫn còn tồn tại thói quen ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là ăn cá sống, gỏi cá hoặc các món tái.

Theo các bác sĩ, giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường, trong đó phổ biến nhất là đường tiêu hóa thông qua việc ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa được nấu chín kỹ. Những loại ký sinh trùng này thường ký sinh ở ruột, gan, phổi, thậm chí lan đến cơ và các mô khác trong cơ thể.

Tùy theo loại giun sán và vị trí chúng cư trú, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau như:

  • Đau bụng kéo dài, rối loạn tiêu hóa
  • Mẩn ngứa, dị ứng da
  • Thiếu máu, xanh xao, gầy yếu
  • Rối loạn hô hấp, ho dai dẳng nếu ký sinh ở phổi
  • Tổn thương gan, tắc mật, gây biến chứng nặng nếu để lâu

Đáng lo ngại là nhiều người có thể nhiễm giun sán nhưng không phát hiện sớm do triệu chứng mờ nhạt hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm ký sinh trùng kéo dài có thể gây ra tổn thương mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng sống người bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên từ bỏ thói quen ăn gỏi cá, các món tái sống dù được "làm chín" bằng giấm, chanh, mẻ… Những phương pháp sơ chế dân gian này hoàn toàn không có khả năng tiêu diệt trứng và ấu trùng giun sán tồn tại trong thịt cá. Ngoài ra, người dân cần ghi nhớ một số nguyên tắc quan trọng:

  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm sống, tái, chưa được nấu chín kỹ
  • Ăn chín, uống sôi, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, có kiểm định
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần theo hướng dẫn y tế
  • Nếu từng ăn thực phẩm sống và xuất hiện triệu chứng bất thường như ngứa da, mệt mỏi, tiêu hóa rối loạn… cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra sớm

Những lời từ trái tim bác sĩ

Từ những kiến thức y khoa được chia sẻ một cách dễ hiểu, gần gũi, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe uy tín cho độc giả đến những câu chuyện đời, chuyện nghề tự mình chứng kiến và trải nghiệm, nhiều bác sĩ đã tạo nên những cuốn sách giàu giá trị, được đánh giá cao.

Bị sét đánh, người phụ nữ ở Hải Phòng chảy máu não, nguy kịch

Khoảng 17h, gia đình thấy sét đánh ngoài đồng. Sau 30 phút, họ chạy ra thì phát hiện bệnh nhân nằm bất tỉnh, ý thức rối loạn, tóc cháy sém.

Lưu ý cần tránh khi trẻ sốt co giật bố mẹ nên biết

Co giật do sốt hay còn gọi là sốt co giật thường xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi khi nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột.

Quảng Ninh ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm

Bệnh nhi 9 tuổi tại Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng sốt, đau đầu, co giật và được chẩn đoán dương tính với virus viêm não Nhật Bản.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm