Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Khai bếp đầu xuân và những nghi thức may mắn cho giới trẻ dịp Tết

Đưa ông Táo về trời, cúng giao thừa, bày mâm ngũ quả hay khai bếp đầu xuân... là những nghi thức dân gian được giới trẻ tiếp nối từ bố mẹ, ông bà mỗi khi Tết đến.

neptune anh 1neptune anh 2

neptune anh 3


Cứ mỗi dịp xuân về, nhiều người lớn tuổi lại có “cơ hội” trách mắng người trẻ là vô tâm, không mặn mà với Tết. Đúng là khi thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cái nhìn khác biệt về chuyện đón Tết so với thời bố mẹ, ông bà, họ muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn, thay vì phải thực hiện một loạt nghi lễ, gặp gỡ mang nặng tính hình thức.

Tuy nhiên, không phải tất cả hoạt động truyền thống ngày Tết đều bị giới trẻ quay lưng. Ngược lại, nhiều nghi thức vẫn được các bạn trẻ tự nguyện thực hiện, như một cách kết nối với thế hệ trước, và gìn giữ các giá trị, quan niệm tốt đẹp của người Việt.

Dĩ nhiên, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, các tập tục, nghi thức này đã được giới trẻ cải biên ít nhiều. Nhưng họ vẫn đảm bảo giữ đúng tinh thần, cầu tài lộc và dành trọn sự thành tâm cho nghi thức đó.

 

neptune anh 4

Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt đều cúng đưa ông Táo chầu trời. Táo quân có 3 vị: Bà Thổ Kỳ lo chuyện chợ búa, ông Thổ Công phụ trách bếp núc, ông Thổ Địa trông coi nhà cửa, đất đai.

Ông Táo cưỡi cá chép chầu trời, chứ không bay hay hóa phép vì gắn liền với điển tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Người Việt đưa ông Táo lên trời một cách long trọng với mong muốn gia đình được “nói tốt” với Ngọc Hoàng, bởi các vị thần này rất gần gũi gia chủ.

neptune anh 5

Tục cúng Táo quân khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc, cung cấp sự sống cho con người bằng việc sưởi ấm, đun chín thức ăn. Đó cũng là hình tượng trong cõi tâm linh về ông Vua Bếp. Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện "hai ông, một bà" nhưng vẫn có ý nghĩa mong muốn một cuộc sống no đủ, bếp gia đình lúc nào cũng rực lửa.

Ngày nay, người trẻ vẫn giữ nguyên tập tục cúng ông Công, ông Táo, nhưng tùy vào thời gian sắp xếp mà có thể cúng sớm, hoặc muộn hơn.

neptune anh 6

Trong văn hóa Việt Nam, gian bếp có ý nghĩa rất quan trọng, đóng vai trò tái tạo sức lao động và gìn giữ hạnh phúc gia đình. Trước đây, vào ngày Tết, gian bếp là nơi nhà nhà quây quần bên nồi bánh chưng, cùng nhau kể chuyện năm cũ, sẻ chia hơi ấm trong không khí đoàn viên.

Nhưng theo thời gian, quá trình đô thị hóa khiến các gia đình trẻ không còn không gian rộng rãi đặt nồi bánh, vai trò của nồi bánh chưng vì thế mà phai nhạt. May mắn thay, dù không còn nồi bánh chưng "giữ lửa" ngày Tết, người trẻ Việt vẫn rất chịu khó tìm những phương án thay thế.

Thực ra, bao lâu nay người Việt vẫn duy trì tục lệ khai bếp đầu xuân mà bản thân chưa gọi tên ra. Bởi ngày đầu năm mới, để tránh phạm phải đại kỵ để “khói lạnh hương tàn”, nhà nào cũng bật bếp đỏ lửa. Người đun ấm trà, người chiên cái bánh chưng, người sửa soạn mâm cơm cúng trưa mùng Một, nhưng ít ai gọi đúng tên “khai bếp”. Chỉ vài năm trở lại đây, cách gọi “khai bếp” mới được biết đến nhiều và trở nên phổ biến.

Để năm mới hanh thông, việc khai bếp cần hội đủ 5 yếu tố tượng trưng ngũ hành: Kim (nồi, chảo), Mộc (đũa tre), Thủy (chất lỏng, dầu ăn), Hỏa (bếp) và Thổ (yếu tố trung tâm - người khai bếp). Không ràng buộc về thời gian, chủ thể và cách thức, việc khai bếp chỉ cần chú ý không quá nóng vội, bếp không nổi lửa quá lớn, chuẩn bị kỹ nguyên vật liệu (gas, dầu) để tránh đầu năm thiếu thốn.

Ngoài ra thay vì nấu nước, hâm thức ăn, đa số gia đình chuộng cách dùng dầu ăn để chiên xào. Bởi theo lối chơi chữ, “dầu” đồng âm với “giàu”, mang ước vọng một năm mới dồi dào tài lộc. Hơn nữa, dầu có màu vàng ánh kim, tượng trưng cho phú quý, giàu sang.

Chị Lê Ngọc (29 tuổi, Bình Dương) hào hứng hướng dẫn thực hiện nghi thức khai bếp đầu xuân theo phong cách hiện đại: “Ban đầu, mình sẽ vặn bếp ga ở mức vừa phải, tượng trưng cho việc giữ lửa nếp nhà êm ấm, hòa thuận. Sau đó, mình cho chảo lên bếp, biểu tượng âm dương hòa hợp, vì chảo hình tròn là trời, bếp hình vuông là đất. Khi chảo nóng, mình sẽ dùng tay thuận mở nắp chai dầu ăn một cách từ tốn cho năm mới thong dong. Gia đình mình quen sử dụng dầu ăn Neptune với màu vàng hoàng kim, nên càng phù hợp với tính chất của nghi thức cầu tài lộc.

neptune anh 7

Việc rót dầu cần nhẹ nhàng để dòng dầu chảy ra mượt mà, biểu trưng cho cho năm mới suôn sẻ, tiền tài chảy về “thuận dòng bén giọt”. Sau đó mình sẽ đảo đều để dầu vàng lan khắp lòng chảo, ngụ ý vạn sự hanh thông, tài lộc đầy tràn. Mọi năm mình đều thực hiện một món ăn truyền thống ngày Tết là chả giò chiên... Khi hương thơm lan tỏa khắp gian bếp, cũng chính là đem niềm hoan hỉ vào nhà”.

neptune anh 8

“Đêm 30, bàn cúng được bày biện cho thổ địa, thần tài, Phật, ông bà, cô hồn... Có những gia đình để đến 3 bàn cúng: ngoài trời cúng cô hồn, trên thềm cho quỷ thần, trong nhà dành riêng cho ông bà”, Tiến sĩ Trần Long - trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM giải thích.

Ngoài cúng giao thừa, người Việt rất chú trọng việc cúng đón ông bà vì tâm niệm Tết là ngày sum vầy, có nhiều đồ ăn ngon nên phải mời tổ tiên về chung vui, phù hộ con cháu. Khi đưa ông bà đi cũng không quy định thời gian, nếu bận bịu công việc thì cúng sớm, khoảng mùng hai, mùng ba Tết. Nếu có của ăn của để, có thể đến tận mùng bảy mới làm lễ tiễn ông bà.

Cúng giao thừa là nghi lễ mà hầu như người trẻ nào cũng biết, nhờ quan sát bố mẹ, ông bà thực hiện từ nhỏ đến lớn. Chị Hòa Lê (25 tuổi, Hà Nội) nhớ lại: “Mình rất thích đêm giao thừa, nhất là khoảnh khắc cả nhà cùng nhau dọn mâm cúng trên sân thượng. Sau khi mẹ mình khấn xong, cũng là đến thời khắc chuyển giao năm mới, pháo hoa bắn rực rỡ cả bầu trời. Bây giờ, tuy đón giao thừa ở nhà chồng, việc cúng bái của 2 vợ chồng cũng vẫn giữ nguyên như vậy”.

Mặc dù cái Tết hiện đại đã giản tiện rất nhiều so với Tết xưa, nhưng tập tục cúng giao thừa vẫn giữ một vị trí linh thiêng trong tâm thức người trẻ, nhờ vậy mà được trao truyền nguyên vẹn đến hôm nay.

neptune anh 12

Bắt nguồn triết lý âm dương ngũ hành của người xưa, mâm ngũ quả đủ đầy phải đại diện cho 5 màu - 5 vị - 5 mùi, thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên những tinh hoa quý giá trong suốt một năm lao động.

neptune anh 13

Đồng thời, tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng và yếu tố nhân sinh quan mà mâm ngũ quả có sự đổi khác ở các vùng miền. Như ở miền Bắc, mâm ngũ quả luôn có chuối, tượng trưng cho bàn tay Phật với nguyện ước được chở che. Các loại quả khác có màu sắc tượng trưng cho ngũ hành như táo, cam, quýt... cũng được lựa chọn.

Nhưng người miền Nam lại kỵ một số loại quả vì thói quen biến âm từ vựng. Cụ thể, họ tránh dùng táo - còn gọi là bom vì gây liên tưởng đến nổ, chuối vì sợ cả năm chúi đầu, cam vì né từ cam chịu. Thay vào đó là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung... kết hợp theo quan niệm cầu gì dâng nấy.

Với mong ước cầu giàu, hiện nay, mâm ngũ quả Cầu - Giàu - Vừa - Đủ - Xài được đa số gia đình Việt trẻ yêu thích nhờ tính thực tiễn, mới mẻ. Vì năm mới, ai cũng cầu được hạnh phúc, phát tài. Đặc biệt, mâm ngũ quả “Cầu giàu” lại đơn giản, dễ dàng bài trí trong gia đình ngày Tết. Chỉ cần tìm đủ những loại trái cây quen thuộc: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và đặt hộp quà tết Neptune Gold vào, mâm ngũ quả của gia chủ sẽ hài hòa màu sắc, đẹp mắt mà lại gửi gắm được ước vọng “Cầu giàu” đầu xuân.

Giang Quốc Hoàng - Việt Hoàng

Đồ họa: Ngọc Hân

Bạn có thể quan tâm