Vài năm trở lại đây, mỗi khi Tết về cũng là lúc người ta nghe nhiều hơn những lời than thở: “Tết nay không vui như xưa”, “Tết càng ngày càng nhạt”... Không ít người hoài niệm về cái Tết xưa cũ rồi buông tiếng thở dài khi thấy người trẻ cầm smartphone trên tay, thiếu kết nối và vắng đi những lời nói chào rôm rả.
Thế nhưng, có lẽ đó là những hiểu lầm, một góc nhìn còn hạn hẹp và có phần khắt khe với Gen Z - những người trẻ sinh ra và lớn lên ở thời đại công nghệ và có cách nhìn Tết, hưởng Tết và tương tác với thế giới theo cách khác.
Với những thành viên lớn tuổi trong gia đình, Tết là khoảng thời gian dọn dẹp, tất bật chuẩn bị mua sắm, trang hoàng nhà cửa và thăm hỏi họ hàng. Tết luôn là biểu tượng của sự đủ đầy, đầm ấm. Họ bận rộn với những suy tư về một cái Tết có mứt, bánh, hoa quả, lì xì, mừng tuổi, bánh chưng xanh hay bàn thờ gia tiên được chăm chút thật kỹ càng…
Nhưng đó không phải là nỗi khát khao của người trẻ. Không ít người trẻ hiện đại chọn phong cách sống tối giản, hạn chế sắm sửa hàng tá đồ đạc chỉ để phục vụ cho Tết. Lớn lên trong giai đoạn kinh tế chuyển mình, sự bùng nổ của Internet, Gen Z có thế giới riêng và góc nhìn khác lạ. Là thế hệ khác biệt, Gen Z luôn khát khao đưa mọi sáng tạo của mình làm thay đổi thế giới: Màu tóc nhuộm đôi chút lòe loẹt, một câu nói trendy, những trải nghiệm tuổi trẻ độc đáo hoặc chỉ đơn giản là điều nhỏ bé hàng ngày họ mang đến cho người thân, dẫu cho nó có vẻ đôi chút trẻ con.
Họ là những người đón đầu làn sóng văn hóa hay các quan niệm về tự do, phong cách cá nhân. Người trẻ sẽ không định nghĩa bản thân theo bất kỳ khuôn mẫu nào, thay vào đó, họ thử nghiệm nhiều lối sống khác nhau để định hình bản sắc con người theo thời gian.
Không muốn rập khuôn, hay trở thành bản sao của bất cứ ai, mỗi người trẻ Gen Z lại là môt bản thể với đầy đủ cá tính, sở thích như vốn họ chính là. Gen Z, đâu đó trong ánh nhìn của gia đình, là một kẻ lập dị và nổi loạn.
Tuy vậy, người trẻ, đặc biệt là giới trẻ thị thành, không thờ ơ với Tết. Phiêu lưu mỗi ngày giữa nhiều nền văn hóa, Gen Z chưa bao giờ quên ý nghĩa sâu xa của Tết cổ truyền. Với họ, Tết vẫn là dịp sum vầy, làm mới bản thân và hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến.
Trong thế giới mạng của người trẻ là một “nền văn minh” với đầy đủ hành trang cho cuộc sống đời thực. Sinh ra và lớn lên trong sự phát triển của công nghệ với công cụ sáng tạo là chiếc smartphone, họ biến từng khoảnh khắc đời thường trở nên đặc biệt.
Mọi nhu cầu như thanh toán hóa đơn, mua hàng online, đặt giao hàng tận nhà, “đếm ngược” đến ngày Tết Âm… đều được Gen Z nắm rõ và giải quyết dễ dàng. Bởi người trẻ không chỉ ăn Tết trên mạng xã hội, họ còn biết dùng công cụ công nghệ để cái Tết không còn là mớ lo nghĩ trĩu nặng cho người lớn.
Những ngày giáp Tết, không thiếu các clip người trẻ dạy nhau cách luộc gà sao cho da vàng ươm, gói bánh chưng sao cho thật vuông vức, hay mẹo trồng mai, cắm đào để hoa nở đúng Mùng 1… “Bằng chứng” khác cho tình yêu với Tết của người trẻ là những bộ ảnh lung linh khi đi thăm họ hàng được đưa lên mạng xã hội suốt dịp đầu năm mới, để rồi sung sướng “thả tim” cho những bình luận khen ngợi, chúc sức khỏe từ người dùng khác. Nếu vô tâm với Tết, chắc hẳn họ đã không muốn lưu lại nhiều khoảnh khắc năm mới như vậy.
Một trong những định kiến lớn nhất của thế hệ trước với Gen Z là cho rằng thế hệ này mất kết nối với thế giới thực. Tuy nhiên, người trẻ hiện đại luôn có sẵn smartphone cấu hình cao, kết nối Internet liên tục với hàng chục ứng dụng mạng xã hội và OTT. Hơn ai hết, họ chính là những người kết nối giỏi nhất.
Thông qua smartphone, khoảng cách địa lý phần nào được xóa nhòa. Nhờ Internet, những người con không thể về quê hương ăn Tết cũng bớt đi cảm giác cô đơn nơi xứ người. Những cuộc xông đất đầu năm có thể thay thế bằng cuộc gọi video “xông đất online” xuyên nghìn cây số ngay đêm giao thừa. Với Gen Z, nhà đôi khi không phải là một địa điểm vật lý, mà ở đâu có người thân, ở đó là nhà. Và Internet, smartphone với người trẻ là công cụ truyền tải nguồn năng lượng tích cực cho xã hội, tạo ra các giá trị vượt ngoài khuôn khổ truyền thống.
Gen Z gìn giữ giá trị đoàn viên truyền thống bằng cách thổi vào đó những trải nghiệm mới mẻ của Internet. Với họ, Tết kết hợp cùng công nghệ thực sự trở nên vui vẻ, đầy màu sắc hơn rất nhiều.
Trong thời đại mới, ép người trẻ ngắt kết nối, tắt điện thoại là hoàn toàn không thể. Nhưng người lớn tuổi cũng đừng vội thở dài hay chép miệng cho rằng Gen Z vô tâm, dán nhãn họ là nguyên nhân của việc Tết nay không còn vui như Tết xưa. Những giá trị của Tết vẫn còn nguyên vẹn, chỉ là cách nhìn của mỗi thế hệ đã khác.
Tết là món quà nghỉ ngơi mà thời gian chia đều cho tất cả. Sống trong một thế giới đang có nhiều biến động về kinh tế và sức khỏe, Gen Z cũng biết lo cho bản thân và gia đình. Suy nghĩ về cái Tết và sự sum họp cũng vậy, vẫn luôn nằm trong tình yêu lớn dành cho những người thân yêu.
Khi Tết đến gần kề, người trẻ đâu tránh khỏi những đêm chiêm nghiệm về bản thân, mơ hồ nghĩ về năm mới với tương lai đang chờ họ phía trước. Trong dòng suy tư đó, làm sao thiếu nét vẽ của niềm tin, mong cầu bình an cho tất cả. Dù ít bị ràng buộc bởi những mối quan hệ, lễ nghi truyền thống, người trẻ chưa bao giờ quay lưng với những giá trị tình thân. Bao hy vọng tốt đẹp dành cho gia đình được tô đậm trong thời khắc họ đếm những giây cuối cùng của năm cũ.
Vốn là một thế hệ đặc biệt, giỏi thích nghi, Gen Z đã biến những khó khăn thành động lực để vươn mình phát triển mạnh mẽ. Không những vậy, bằng sự hài hước, giàu năng lượng và thích pha trò, họ khiến mọi nơi đi qua đều để lại những tiếng cười, lan tỏa sự tích cực đến tất cả. Dẫu vậy, việc mở lòng chia sẻ với thế hệ trước không phải lúc nào cũng dễ dàng, và điều này lại vô tình xây nên rào chắn ngăn cách đôi bên.
Thấu hiểu điều này, Samsung đã trở thành cầu nối liên kết Gen Z và người thân trong gia đình, thông qua nhiều hoạt động sáng tạo xuyên suốt thời gian qua. Trong đó phải kể đến "Đối Thơ Đáp Rap", được khởi xướng từ giữa tháng 12 bởi nhiều hội nhóm nổi tiếng trong cộng đồng Gen Z. Trào lưu này đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác, bình luận sáng tạo, mang đậm tinh thần trẻ trung.
Hay với phim ngắn “Gia đình gây bão mạng”, nhà sản xuất Hàn Quốc đã khéo léo đòi lại công bằng cho các bạn trẻ thông qua những thước phim sáng tạo và đầy dí dỏm. Không chỉ mang đến thông điệp mạnh mẽ dành cho Gen Z, Samsung còn cho người trẻ giải pháp, ý tưởng để liên tục đổi mới, kết nối với mọi người thông qua cách thức thể hiện đặc biệt, đó chính là những công cụ đồng hành nằm trong hệ sinh thái thiết bị Samsung Galaxy.
Cuối cùng, trong Tết Nhâm Dần 2022, Samsung tạo nên cầu nối chia sẻ thông điệp gắn kết các thế hệ với "Mở chuyện chưa kể", giúp giới trẻ kể một ngày lễ thật khác biệt và ý nghĩa.
"Mở chuyện chưa kể” hứa hẹn là "đài tiếng nói” Gen Z để tất cả mở ra cái Tết không còn những hiểu lầm, cả “Gen Zà” và Gen Z không còn ai làm người ngoài cuộc trong mùa đoàn viên ấm áp, sum vầy.
Từ "Đối Thơ Đáp Rap", video “Gia đình gây bão mạng” đến “Mở chuyện chưa kể”, có thể thấy, với Samsung, luôn có nhiều cách để vun vén, chăm chút cho trải nghiệm Tết ngày càng đậm sâu, để Tết luôn xứng đáng là khoảng thời gian được mong đợi nhất năm của mỗi người Việt.