Câu thần chú “cân bằng công việc và cuộc sống” của rất nhiều người trẻ mưu cầu thành công hóa ra lại chứa đựng nhiều hơn một tầng nghĩa.
“Với tôi, không có khái niệm cân bằng giữa cuộc sống và công việc, bởi công việc chính là cuộc sống”. Đó là câu trả lời của Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED), khi nhận được câu hỏi từ một người bạn: Làm thế nào để cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Theo nghiên cứu của HubSpot, phần đông nhà lãnh đạo trẻ tuổi từng cho rằng phải cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Cụ thể, 83% doanh nhân được phỏng vấn trả lời rằng họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. 68% người khác mô tả cuộc sống hiện tại của họ giống như một thách thức, và để vượt qua, họ sẽ phải chia lại quỹ thời gian dành cho gia đình và sở thích cá nhân một cách hợp lý.
Hoài Nam (33 tuổi) - trưởng phòng trong một công ty xây dựng, cho biết: “Tôi từng cho rằng khi thành công mình sẽ có tất cả: Tiền bạc, địa vị, các mối quan hệ, hạnh phúc… Vì vậy, gần như toàn bộ quỹ thời gian tôi dành cho công việc. Tôi làm việc như một con thiêu thân, lười về nhà, ngại hẹn hò hay gặp gỡ bạn cũ. Ở tuổi 33, tôi đảm nhiệm vị trí mình mơ ước, có nhà, có xe, nhưng các mối quan hệ đều hời hợt, lỏng lẻo. Nhiều khi, tôi cảm giác như mình đã bỏ lỡ một phần nào đó rất quan trọng trong cuộc sống”.
Cũng như Nam, thành công trong sự nghiệp, có địa vị xã hội... là mơ ước, khát vọng của rất nhiều người trẻ, và niềm kiêu hãnh họ có được cho những thành quả ấy là điều không ai trong chúng ta có thể phủ nhận. Nhưng vẫn là Nam và câu chuyện của anh, một lần nữa, khiến chúng ta trăn trở: Liệu mình đã định nghĩa đúng về thành công?
Thành công là khi ước mơ thành hiện thực? là góp phần kiến tạo thế giới tốt đẹp hơn? Hay là giây phút cuối cùng, ta có thể mỉm cười vì đã sống một cuộc đời hạnh phúc?... Trên thế giới có hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu định nghĩa khác nhau về thành công. Với mỗi cá nhân, mỗi thời đại, mỗi xã hội, ý niệm về thành công lại có sự chuyển dịch. Và trong thế kỷ 21, định nghĩa thành công của người trẻ càng có những biến đổi mạnh mẽ, đa dạng hơn.
Như Hồng Ánh, quản trị viên tập sự phòng Kinh doanh tại Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB), thành công với cô không phải là những điều lớn lao hay phải mất rất nhiều thời gian, công sức để có được. Hồng Ánh cho biết: “Thành công là những khoảnh khắc hàng ngày khi tự vượt qua được giới hạn của bản thân. Dần dần những khoảnh khắc đó sẽ được tích lũy thành thành công”. Đây cũng là cách cô gái trẻ tìm kiếm động lực trong công việc mỗi ngày.
Hay như quan niệm của chàng quản trị viên tập sự phòng Marketing tại SPVB - Đức Thành: “Thành công là vượt qua được giới hạn của bản thân, để những khó khăn, trở ngại của ngày hôm qua không còn là của ngày hôm nay; là hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có kế hoạch cải thiện, phát triển và hành động để trở nên tốt hơn; là khi góp sức vào thành công của công ty, đạt được những kết quả tốt và qua đó hiện thực hóa những lý tưởng, mong muốn của riêng mình”.
Khác với thế hệ 7X và 8X của Nam, định nghĩa thành công của các bạn trẻ 9X như Ánh, Thành không còn gói gọn trong 2 chữ “sự nghiệp”, mà mở rộng hơn là hoàn thiện bản thân. Với họ, thành công là thứ cảm giác hạnh phúc khi chinh phục được mục tiêu của riêng mình. Mục tiêu ấy có thể là sự nghiệp, chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân, vượt qua mọi giới hạn hay sống đời hạnh phúc… quyền lựa chọn nằm ở mỗi người. Và vì thế, cân bằng công việc - cuộc sống không phải là chìa khóa duy nhất để họ chinh phục mục tiêu của mình.
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng muốn có thành công mà vẫn được sống thảnh thơi, không chút căng thẳng. Nhưng nghịch lý ở chỗ đường đến thành công chẳng khi nào chỉ trải hoa hồng và muốn thảnh thơi, không chút căng thẳng chỉ có cách chọn việc nhàn nhã. Nếu bạn tham vọng thành công ở khía cạnh nào, bạn sẽ phải chọn phương án hy sinh khía cạnh còn lại. Bởi vậy, thay vì phấn đấu cho mục tiêu phi thực tế là cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hãy tập trung làm tốt nhất có thể ở mọi khía cạnh.
Hết mình trong công việc, thỏa sức “bung xoã” với bạn bè trong những cuộc vui, dù ở khía cạnh nào, bạn cũng dành 100% năng lượng để làm tốt nhất có thể và hạnh phúc với điều ấy. Bạn hoàn thiện bản thân mỗi ngày, để phiên bản của chính mình ngày mai tốt hơn ngày hôm qua. Khi ấy, bạn đã chạm đến thành công và hạnh phúc, như lời vị tỷ phú Richard Branson - nhà sáng lập Virgin Group - tập đoàn trị giá 5 tỷ USD, từng nói: “Thành công thực sự phải được đo bằng hạnh phúc của chính mình”.
Đó cũng chính là cách Hồng Ánh đang tận hưởng công việc và cuộc sống của mình tại SPVB. “Chúng mình làm việc theo tinh thần Work hard - Play hard. Ví dụ, sau một ngày làm việc vất vả, 16h là lúc cả team xả hơi bằng cách gọi nhau đặt trà sữa, bánh tráng trộn… hay 12h là leng keng dắt nhau vào pantry để lấp đầy cái bụng. Điều đặc biệt là mọi người chẳng màng vị trí, phòng ban hay tuổi tác vẫn luôn hỗ trợ và cười nói vui vẻ, thậm chí cùng ngủ, leo núi trên rừng thông Đà Lạt lạnh ngắt. Mọi người hay nói Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, và có những lúc mình nghĩ nếu ngày đó không nộp CV, không thử sức với Management Trainee của SPVB thì mình sẽ không ‘thắm’ được như vậy”, Hồng Ánh cho biết.
“Phát triển toàn diện - Sống trọn vẹn” là châm ngôn mà những bạn trẻ như Ánh đang theo đuổi thực hiện. Đây cũng là môi trường làm việc lý tưởng mà công ty nước giải khát nhiều năm liền nằm trong danh sách Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam đang nỗ lực kiến tạo cho nhân viên của mình.
Ở đó, công ty giống như một mái nhà thứ hai, các nhân viên gắn kết như những thành viên trong gia đình, cùng làm việc, cùng vui, cùng san sẻ khó khăn để vượt qua mọi thách thức, để rồi tất cả cùng vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi nỗ lực, cố gắng được đáp đền bằng quả ngọt.
“Không chỉ là công việc, SPVB còn là một gia đình, khi bạn muốn chia sẻ, sẽ có người thật sự lắng nghe. Mỗi ngày làm việc đều đáng mong đợi vì có những đồng nghiệp, đồng đội tuyệt vời. Và quan trọng hơn hết, trong một công ty mà vị thế là số 1 trong ngành hàng, bạn sẽ thật sự tự hào vì những giá trị và tác động lớn lao của công ty tới cộng đồng và môi trường sống”, Thành tự hào nói.
Bà Văn Thị Anh Thư, Phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự và đối ngoại Suntory PepsiCo Việt Nam cho biết công ty luôn hướng tới việc xây dựng môi trường phát triển toàn diện cho nhân viên.
Một công ty có thể hấp dẫn người lao động bằng quy mô, tốc độ phát triển, lương thưởng hay chế độ đãi ngộ, nhưng để tạo ra sự gắn kết lâu dài, công ty ấy nhất định phải tạo ra môi trường làm việc mà ở đó, mỗi nhân viên đều được phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần lẫn cơ hội nghề nghiệp.
Bà Văn Thị Anh Thư, Phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự và đối ngoại Suntory PepsiCo Việt Nam, cho biết: “Công ty luôn cam kết đem lại một tương lai phát triển toàn diện và cuộc sống trọn vẹn cho nhân viên. Đây cũng là mục tiêu cơ bản mà Suntory PepsiCo Việt Nam tiếp tục duy trì để giữ vững vị trí là một trong những môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam trong những năm tới”.
Bình luận