Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Người 'bom' hàng khi nhờ đi chợ hộ có phải bồi thường?

Theo luật sư, người "bom" hàng phải bồi thường cho phía cung ứng hàng hóa hoặc tổ chức, cá nhân đi chợ hộ nếu gây ra thiệt hại.

Trong bối cảnh TP.HCM yêu cầu người dân ở yên trong nhà, sự xuất hiện của các tổ chức, cá nhân đi chợ hộ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, gần đây, một số người dân đã không nhận hàng sau khi nhờ đi chợ hộ vì nhiều lý do khác nhau.

Theo quy định pháp luật, người có hành vi "bom" hàng sẽ phải bồi thường ra sao?

Luật sư Hà Công Tâm - Giám đốc Công ty Luật Onekey

Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Việc người dân đặt mua hàng của siêu thị thông qua bên thứ 3 là bên đi chợ hộ được xác định là giao dịch dân sự dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa, có thỏa thuận về số lượng, giá tiền, địa điểm, thời gian giao hàng, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Nếu "bom" hàng, người dân đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra, bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

bom hang di cho ho anh 1

Nếu việc "bom" hàng gây ra thiệt hại, siêu thị hoặc người được nhờ đi chợ hộ có quyền yêu cầu người dân bồi thường. Ảnh: Phương Lâm.

Trong trường hợp này, cần xác định hành vi "bom" hàng có gây ra thiệt hại hay không? Nếu có, thiệt hại bao gồm những khoản gì? Nếu xác định có thiệt hại, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng (bên nhờ đi chợ hộ, siêu thị) có quyền yêu cầu người dân bồi thường.

Thiệt hại có thể bao gồm các khoản như tiền ứng mua hàng, bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không được bảo quản ở điều kiện tiêu chuẩn và bị hư hỏng lúc vận chuyển giữa các địa điểm...

Dưới góc độ hình sự, pháp luật chưa có chế tài xử phạt với hành vi "bom" hàng bởi thực tế, giá trị hàng hóa khi đặt mua thường không lớn. Đây là giao dịch dân sự, những vướng mắc sẽ được giải quyết bằng thỏa thuận giữa các bên. Người có quyền lợi bị xâm phạm có quyền khởi kiện dân sự, tuy nhiên, quy trình tố tụng kéo dài, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc trong khi giá trị món hàng thường không quá lớn.

Do đó, để bảo vệ quyền lợi bản thân, phía cung ứng sản phẩm và các tổ chức, cá nhân đi chợ hộ nên thận trọng, lựa chọn phương thức thanh toán có lợi, an toàn nhất với mình.

Người điều chế thuốc điều trị Covid-19 giả đối diện hình phạt nào?

Theo luật sư, người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng hoặc đối diện mức án cao nhất là tử hình, tùy vào tình tiết định khung hành vi phạm tội.

Xử lý ra sao người lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính?

Theo luật sư, người thu lợi từ việc tiêm vaccine bị phạt 3-5 triệu đồng. Nếu có dấu hiệu hình sự, người vi phạm có thể bị xử lý về một trong 5 tội danh theo Bộ luật Hình sự 2015.

Tôi có bị phạt nếu trả mặt bằng thuê nhà trong mùa dịch?

Luật sư cho biết do việc dịch bệnh bùng phát không thuộc trường hợp được chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng, người thuê nhà vẫn có thể bị phạt nếu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm