Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Người nước ngoài tìm đến Việt Nam chữa vô sinh, hiếm muộn

Khi tìm đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), giấc mơ có con của nhiều người không kể quốc tịch đã thành hiện thực. Hạnh phúc được làm cha, mẹ là xúc cảm tuyệt vời của mọi người.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 1Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 2

Khi tìm đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, giấc mơ có con của nhiều người đã trở thành hiện thực. Tình mẫu tử thiêng liêng và hạnh phúc được làm cha, mẹ là những xúc cảm tuyệt vời của mọi con người, không phân biệt màu da, quốc tịch.

Những em bé ra đời tại Tâm Anh là giấc mơ thành hiện thực của các bậc làm cha, làm mẹ - những người không ngừng khát khao, nỗ lực để được nghe tiếng khóc cười con trẻ trong mái ấm gia đình.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 3

Sau thời gian đi khắp các nơi chữa bệnh vô sinh, chị Podrornaia Marina (sinh năm 1985, quốc tịch Nga) không tin rằng mình lại có cơ hội làm mẹ nhờ những chuyên gia giỏi ở một đất nước nhỏ bé xa xôi, cách xứ sở bạch dương hàng chục nghìn cây số.

Vợ chồng chị Marina là một trong số nhiều những bệnh nhân nước ngoài tìm đến với Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) sau khi đã tìm hiểu rất kỹ về trình độ, tỷ lệ thành công của các kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tại Việt Nam. Chị bị nhân xơ tử cung, tắc vòi trứng trái, từng thực hiện IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) tại đất nước mình nhưng thất bại. Chị kể, ở quê hương chị có rất nhiều cặp vợ chồng là Việt kiều về nước điều trị vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam thành công. Chính những người bạn giàu thiện chí ấy đã giới thiệu cho vợ chồng chị Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hoàng - vị bác sĩ IVF tận tụy và "mát tay" nổi tiếng ở miền Bắc để “tìm con”.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 4

Sau khi được thăm khám và làm các kiểm tra xét nghiệm, tháng 9/2017, chị Marina bắt đầu dùng thuốc làm IVF tại Tâm Anh. Tận tay bác sĩ Lê Hoàng là người chọc trứng chuyển phôi và thành công ngay lần đầu tiên. Quá vui mừng, thai phụ người nước ngoài đã ở lại Tâm Anh theo dõi thai đến hết tuần thứ 12 để đảm bảo con yêu được phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Một em bé trai khác cũng đã chào đời từ phương pháp IVF tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bé Tommy, con của cặp vợ chồng Pháp - Việt, chị Đinh Thị Huyền Anh (sinh năm 1987) và ông xã lớn tuổi người Đan Mạch. Chị Huyền Anh chia sẻ: “Bố Tommy là người Hoa lai Pháp và mang quốc tịch Đan Mạch, anh đã đứng tuổi, mơ ước cháy bỏng có một mụn con giống mình. Năm ngoái, vợ chồng tôi định sang Thái Lan ‘tìm con’, nhưng đến phút cuối lại được các bác sĩ Việt Nam khuyên nên thực hiện IVF ở bệnh viện Tâm Anh với PGS Lê Hoàng”.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 5Tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ Hoàng và bệnh viện Tâm Anh, chị Huyền Anh quyết định chuyển một phôi ngày 5 duy nhất, với tất cả hy vọng sẽ sinh cho chồng cậu con trai kháu khỉnh. Niềm tin ấy đã đặt đúng chỗ: 14 ngày sau chuyển phôi, chị nhận tin vui 2 vạch. “Với phác đồ điều trị phù hợp của bác sĩ Lê Hoàng và sự chăm sóc tận tụy của các bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh, Tommy đã ở đây, biến ước mơ về một cậu con trai giống bố như tạc của vợ chồng tôi thành hiện thực”, chị Huyền Anh cho biết.

Sự ra đời của cậu con trai đã mang đến niềm hạnh phúc vô bờ bến cho vợ chồng chị Huyền Anh. “Sau bao năm chờ đợi và hy vọng, nhìn chồng âu yếm ôm con vào lòng, tôi đã quá mãn nguyện về tổ ấm. Quá trình mang thai và làm mẹ cũng là những thay đổi thiêng liêng nhất trong cuộc đời người phụ nữ, đặc biệt là những gia đình hiếm muộn như vợ chồng tôi”, mẹ Tommy nói trong xúc động.

Chia sẻ về những trường hợp này, PGS Lê Hoàng không giấu nổi niềm tự hào trong đôi mắt: “Có nhiều bệnh nhân nước ngoài đã tìm đến chúng tôi, chứng tỏ họ đã biết và tin tưởng vào ngành hỗ trợ sinh sản của Việt Nam. Đó là điều chúng ta vô cùng hãnh diện. Tôi hy vọng trong tương lai không xa, với tỷ lệ thành công cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và chi phí cạnh tranh, IVFTA sẽ trở thành điểm đến của các cặp vợ chồng hiếm muộn từ khắp mọi châu lục”.

“Bất cứ ai cũng có khao khát được làm cha, làm mẹ. Nhưng chỉ vì một lý do bất đắc dĩ nào đó mà họ không thể thực hiện mơ ước của mình. Bất kể họ giàu hay nghèo, họ đến từ đâu thì giấc mơ ấy cũng luôn thường trực. Đó là điều khiến chúng tôi luôn không ngừng cố gắng để có thể giúp họ hoàn thành tâm nguyện thiêng liêng này”, ông chia sẻ.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 6

Trước khi có được bé gái hiện nay, nhiều người vẫn ác ý nói rằng có con đối với vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh Lụa (sinh năm 1987, ở Minh Hưng, Thái Bình) khó như hái sao trên trời.

Chị Lụa không giận họ. Bởi những gì xảy ra cũng đã từng thiêu rụi niềm hy vọng của hai vợ chồng. 6 năm sau khi kết hôn, chị vẫn không thể mang thai dù đã uống đủ loại thuốc. Đến một ngày năm 2015, chị không tin vào mắt mình khi que thử hai vạch. Chị nghĩ rằng cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cười với hai vợ chồng.

Thế nhưng, chỉ một tháng sau, người phụ nữ ấy đã không đứng vững khi bác sĩ thông báo đứa bé trong bụng đã mất tim thai.

“Cảm giác đó còn đau đớn hơn việc chờ đợi mòn mỏi suốt 6 năm. Hy vọng biết bao nhiêu nhưng tất cả đều tan biến sau câu nói của bác sĩ”, chị Lụa nhớ lại.

Một năm sau, chị lại một lần nữa có thai. Sự cẩn trọng của một người mẹ từng mất con, một lần nữa cũng không giúp chị giữ được sinh linh bé nhỏ trong mình. Lần thứ hai, chị bị sảy, cũng bằng thời điểm trước, nhưng nỗi đau thì nhân lên gấp bội.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 7Chị Lụa trách bản thân mình vô dụng khi không giữ được hai đứa con. Những lời dèm pha càng khiến chị chua xót. Nhưng may thay, chồng chị - anh Hạnh - lại là một người tâm lý. Hơn ai hết, anh hiểu và động viên vợ cùng cố gắng. Chính tình yêu đó khiến chị càng thương chồng và khao khát có một đứa con để anh được hạnh phúc trọn vẹn.

Người phụ nữ hiền lành kể năm 2016 là thời điểm chị bi quan nhất khi 2 lần tiếp tục có thai đều là chửa ngoài tử cung. Bác sĩ buộc phải cắt ống dẫn trứng của cả hai bên. Điều đó khiến giấc mơ có con của chị dường như tan biến hoàn toàn.

Chỉ đến khi gặp PGS.TS Lê Hoàng, giấc mơ của vợ chồng chị Lụa mới được đánh thức và trở thành sự thật.

“Thời điểm đó, bác sĩ phát hiện tôi có một u xơ ở tử cung, hai ống dẫn trứng đã bị cắt. Để có con, không phải điều dễ dàng. Tôi được chỉ định làm IVF. Nhờ sự nỗ lực của các bác sĩ, tôi đã có thai ngay lần chuyển phôi đầu tiên trong sự vui sướng tột cùng”, chị Lụa nhớ lại.

“Người ta có con là niềm hạnh phúc. Nhưng với vợ chồng tôi, một từ ấy là chưa đủ. Ấy còn là sự kỳ diệu, mãn nguyện và biết ơn”, chị Lụa nói trong nghẹn ngào.

Nếu với vợ chồng chị Lụa, để có một mụn con đã phải đánh đổi bằng 9 năm chờ đợi, bằng máu và nước mắt của 4 lần mất con thì với vợ chồng chị Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1976, ở Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định), 18 năm ròng chạy chữa vô sinh hiếm muộn cũng đầy khổ đau và trắc trở.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 8Anh chị cưới nhau từ năm 1999, khi ấy chị 23 tuổi. Nhưng cho tới 15 năm sau, anh chị vẫn chưa thể có con.

Anh Lượng động viên vợ lên Hà Nội tìm đến các bệnh viện sản để chạy chữa. Cuối năm 2014, tại một bệnh viện sản ở Hà Nội, chị được kích trứng bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) 3 lần, nhưng kết quả là cả 3 lần đều thất bại.

Tháng 2 Âm lịch năm 2017, trong lúc định buông xuôi, vợ chồng chị được giới thiệu tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội - điều chị Hoa vẫn luôn cho rằng là một cơ duyên may mắn.

“Tiền sử 3 lần IUI thất bại, 18 năm vô sinh, dự trữ buồng trứng kém do tôi đã 40 tuổi, ca của tôi được liệt vào ‘ca khó’. Bác sĩ Hoàng phải cân nhắc phác đồ điều trị, kích trứng, kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ. Sau khi được bác Hoàng chọc trứng, chuyển phôi, vợ chồng tôi đã có tin vui sau 18 năm thèm khát một mụn con”, chị Hoa tâm sự.

Ngày thử que lên 2 vạch, chị hạnh phúc rơi nước mắt. Anh Lượng còn mừng hơn. Chị kể: “Chồng tôi phấn khởi lắm, đi đâu anh cũng khoe, về quê ai hỏi thăm cũng giới thiệu Bệnh viện Tâm Anh tuyệt vời, đã cho vợ chồng tôi hạnh phúc làm cha mẹ ở tuổi tứ tuần”.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 9

“Trên thế giới, tỷ lệ thành công của hỗ trợ sinh sản đối với nữ bệnh nhân ở tuổi 35 bắt đầu giảm. Tuy nhiên, ở viện chúng tôi, độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 38-39 tuổi. Với những bệnh nhân dưới 30 tuổi, tỷ lệ này lên đến 80%. Tỷ lệ thành công chung cũng ở mức cao 53%. Nhiều ca gần 50 thậm chí trên 50 tuổi, chúng tôi vẫn cố gắng thực hiện dựa trên các hướng dẫn, quy định khắt khe của Bộ Y tế, vì các trường hợp đó đều là những hoàn cảnh quá đặc biệt và vô cùng đáng thương”, PGS Hoàng cho hay.

Một trong những hoàn cảnh khiến các bác sĩ rớt nước mắt khi tìm đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là gia đình chị Trương Thị Hải Hằng (53 tuổi) và anh Ngô Xuân Tiến (58 tuổi) ở thị trấn Phú Thứ, Kinh Môn, Hải Dương.

Từng có một người con trai giỏi giang, tuấn tú, sinh viên một trường có tiếng ở Hà Nội, nhưng bất hạnh mất sau một tai nạn giao thông, vợ chồng anh Tiến, chị Hằng đã trải qua nỗi đau đớn, tuyệt vọng không gì diễn tả. Nén đau đớn, người mẹ, người cha ấy đã đến tìm bác sĩ Hoàng giúp mình trong nước mắt.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 10“Với những trường hợp đau lòng như thế, dù khó khăn đến mấy, chúng tôi cũng phải nỗ lực để giúp họ”, PGS Hoàng nói.

Chia sẻ về hoàn cảnh của mình, chị Hằng vẫn bùi ngùi xúc động: “Tôi biết với độ tuổi của tôi khi ấy, muốn có thai và sinh con là việc vô cùng khó khăn. Thế nhưng lúc cháu mất, tôi hẫng hụt, tôi khao khát có con để bù đắp lại khoảng trống trong lòng, từ đó, tôi nghĩ đến việc mình phải làm sao để sinh được con. May mắn thay gặp được các bác sĩ ở Tâm Anh.

Chặng đường tìm con là một chặng đường dài, có vô vàn khó khăn, thử thách. Có những lúc chồng tôi cũng nản, còn tôi thì buồn, nhưng lên đến Tâm Anh, không chỉ được điều trị bằng các loại thuốc tốt nhất, kỹ thuật hiện đại nhất, mà các bác sĩ còn ‘kê’ cho tôi liều thuốc hữu hiệu nhất, đó là niềm tin. Nên tôi càng quyết tâm vượt qua”.

Ở độ tuổi ngoài 50, hai buồng trứng và buồng tử cung của chị Hằng đã lão hóa, niêm mạc khô, mỏng, mất tính đàn hồi, rất khó để cho phôi làm tổ, nên các bác sĩ phải vô cùng thận trọng khi đưa ra phác đồ điều trị. Sau quá trình tiêm thuốc nội tiết, sàng lọc phôi, hỗ trợ phôi thoát màng… chị được chuyển phôi ngày 5 đã qua sàng lọc và là phôi khỏe. Khi chuyển phôi lần thứ nhất, thành công nhưng rồi lại sảy.

“Tôi mặc cảm, tự ti, tôi thầm nghĩ mình cao tuổi thế này, khả năng thành công không biết được bao nhiêu, thế nhưng thái độ và hành động của các bác sĩ và nhân viên đã chứng minh điều ngược lại. Có bạn y tá nói với tôi: 'Em rất mong chị sẽ thành công'. Tất cả mọi người đều cố gắng hết sức vì tôi, thì tại sao tôi lại thôi hy vọng?”, chị Hằng vẫn bồi hồi xúc động khi nhớ về những ngày tháng gian nan ấy.

Quá trình chuyển phôi cho chị Hằng cũng như tất cả bệnh nhân thực hiện tại IVFTA đều được thực hiện bởi chuyên gia giỏi trong phòng labo hiện đại với máy móc hỗ trợ tân tiến nhất. Có thể nói, các điều kiện tuyệt vời ấy đã làm nên sự thành công của lần chuyển phôi thứ 4 cho người phụ nữ may mắn 53 tuổi này.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 11

Cái tin chị mang thai đôi sau lần chuyển phôi thứ 4 khiến cả "tầng 5 yêu thương" (tên gọi thân thiết của chị em làm tại BV Tâm Anh đặt cho Trung tâm IVFTA) vỡ òa sung sướng. "Gặp bác Hoàng, bác bảo: 'Chị lo một, nhưng chúng tôi lo đến 10. Chỉ mong chị và hai cháu luôn khỏe, mẹ tròn con vuông, đối với chúng tôi không còn gì hơn. Bệnh viện sẽ cố gắng hết sức, nhưng tinh thần lại là thần dược, có sống vui mới có thể sống khỏe. Những cái đã qua thì cứ cho qua đi, giờ là lúc mình đón nhận cái mới’...", niềm vui ánh lên trong mắt người mẹ sinh con đôi ở độ tuổi 53.

Ngày 24/8, vợ chồng anh Tiến, chị Hằng đã hạnh phúc đón hai con song sinh một trai một gái chào đời ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Con trai 2,6 kg, con gái 2,3 kg. Với anh chị, đây là "con quý", cả họ tộc hai bên ngóng chờ, và là tương lai, hy vọng của cặp vợ chồng sắp bước sang tuổi 60. Ở tuổi của chị, nhiều phụ nữ đã an yên với vai trò bà nội bà ngoại bên con cháu, nhưng người mẹ này mới qua hành trình mang nặng đẻ đau, bắt đầu bước vào năm tháng nuôi con mọn đầy vất vả nhưng hạnh phúc.

Ca sinh mổ bắt thai đôi mẹ tròn con vuông của sản phụ ở tuổi 53 lan khắp nơi trên các diễn đàn hiếm muộn như một “kỳ tích” mới của bác sĩ Lê Hoàng và cả ekip Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh. Từng có không ít sản phụ lớn tuổi sinh con nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam, nhưng hiếm có sản phụ nào lớn tuổi, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần đều kiệt quệ, thực hiện IVF thành công mà được thai đôi đủ nếp đủ tẻ, bé nào cũng kháu khỉnh, khỏe mạnh như thế.

“Chính mắt tôi đã thấy nhiều người có hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng ai đến với Tâm Anh cũng nhận được kết quả tốt. Kết quả tôi có được như ngày hôm nay, không chỉ là thành quả của y học, mà còn là kết quả từ sự mong mỏi của tôi và cả các y bác sĩ, nhân viên y tế ở Tâm Anh. Rất quý, rất biết ơn bác Lê Hoàng và bệnh viện", chị Hằng nói, tay chặn dòng nước mắt vì cảm động, vì hạnh phúc.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 12

Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mỗi năm, số bệnh nhân tìm đến khám và điều trị lại đông hơn năm trước, tăng theo cấp số nhân

PGS.TS Lê Hoàng cho hay ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công vào năm 1978 ở Anh, chỉ 20 năm sau, Việt Nam cũng đã thực hiện thành công kỹ thuật này. Hiện các bé đều học đại học, xinh đẹp, khỏe mạnh và tài giỏi.

Từ năm 1998 đến nay, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của Việt Nam có những bước tiến rất xa. Thậm chí, nhiều kỹ thuật mới nhất trên thế giới như kỹ thuật trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM), hỗ trợ phôi thoát màng (AH), sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS), chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD), thì Việt Nam cũng đã bắt kịp. “Hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của nước ta đã tiến ngang tầm thế giới, tỷ lệ thành công được đánh giá là cao nhất khu vực hiện nay”, PGS Hoàng khẳng định.

Với một cặp vợ chồng hiếm muộn, 40% nguyên nhân do vợ, 40% do chồng, 20% còn lại do cả hai hoặc chưa rõ nguyên nhân. Do đó, để giúp họ có con, muốn tìm ra nguyên nhân và phương pháp hỗ trợ phù hợp và hiệu quả cần phải kiểm tra tổng thể các bệnh lý toàn thân. Tại Bệnh viện Tâm Anh, các chuyên khoa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Nhờ vậy, khi tìm ra bệnh lý, các bác sĩ sẽ giúp giảm thiểu tối đa những yếu tố nguy cơ có thể làm giảm tỷ lệ thành công của những biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Tam Anh,  chua vo sinh hiem muon anh 13

“Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nghe có thể đơn giản, nhưng để thực hiện hoàn hảo là quá trình phức tạp. Chẳng hạn kỹ thuật chọc hút noãn, làm sao để tránh sang chấn cho người mẹ mà vẫn thu được noãn, tránh mất noãn, vỡ noãn, tránh tổn thương các bộ phận xung quanh, đều do kỹ thuật của bác sĩ trải qua sự rèn luyện. Bên cạnh đó, phải có sự hỗ trợ không nhỏ của máy móc, trang thiết bị hiện đại”, bác sĩ Hoàng chia sẻ.

Tại Bệnh viện Tâm Anh, bên cạnh nguồn lực là con người, trang thiết bị hiện đại chính là sự bảo hộ tuyệt vời cho việc thực hiện giấc mơ của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn hiện nay.

Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) đã điều trị thành công cho hàng nghìn gia đình mong con, mang đến cơ hội làm cha làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm. Với chuyên môn vững vàng và 20 năm kinh nghiệm dày dạn, bác sĩ cùng các chuyên gia sẽ giúp độc giả trả lời những thắc mắc xung quanh vấn đề này mang hy vọng đến với gia đình hiếm muộn, vô sinh. 

Để giúp mọi người có thêm kiến thức, giải đáp thắc mắc về nguyên nhân, biện pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn, bác sĩ Lê Hoàng cùng cộng sự sẽ tham gia chương trình “Vô sinh hiếm muộn - Gieo mầm hạnh phúc”, diễn ra vào ngày 5-10/9. Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi tại đây

Hà Quyên - Hà Mỹ Giang

Thiết kế: Ngọc Hân

Bạn có thể quan tâm