Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Phân biệt trà đặc sản ở TP.HCM, bạn sành thế nào?

Trên thị trường trà đặc sản sôi động, có thương hiệu tạo được dấu ấn nhờ hương vị riêng. Cũng có những thức uống na ná nhau, không dễ phân biệt nếu không nhìn bao bì.

Sau "cơn sốt" trà sữa Đài Loan, Hong Kong hay Thái Lan, đến lượt trà đặc sản (specialty tea) chinh phục người tiêu dùng. Phúc Long được xem là thương hiệu tiên phong giới thiệu các thức uống đậm vị trà, khác biệt với các sản phẩm trà sữa quốc tế vốn thiên ngọt và ngậy vị sữa.

Tuy nhiên, Phê La mới là đơn vị đưa danh xưng "trà đặc sản" gần gũi hơn với khách hàng với nhiều món đồ uống đậm vị từ trà ô long Bảo Lộc (Lâm Đồng). Tiếp đến, La Si Mi, Oola, La Boong, Ô Long Đây, Shan Luv... tiếp tục là những cái tên lần lượt gia nhập thị trường trà sữa đặc sản sôi động.

Điểm chung, các thương hiệu trên thường sử dụng cốt trà ô long, gia giảm lượng trà, sữa, đường và topping theo công thức riêng nhằm tạo nên sự khác biệt. Thực khách có sự lựa chọn riêng dựa trên khẩu vị, mức giá, vị trí cửa hàng và câu chuyện kinh doanh.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách "gối đầu giường" cho người mê nội trợ. Bất kể là ẩm thực đường phố hay nhà hàng sang trọng, mỗi món ăn, mỗi phong cách nấu nướng đều có một câu chuyện riêng, những bí quyết không phải ai cũng biết.

> Xem thêm: Sách cho những tâm hồn ăn uống

Khách Việt đổi chỗ xếp hàng mua trà sữa

Khẩu vị trà sữa của khách hàng Việt thay đổi, dẫn đến sự ưa chuộng đối với các thương hiệu đậm vị trà. Tuy vậy, đây không phải kết thúc cho các sản phẩm đậm vị ngọt và ngậy của sữa.

Không chỉ Phê La mới có trà đặc sản

Phê La, LaSiMi, Oola hay La Boong... là một số thương hiệu tập trung giới thiệu trà đặc sản - thức uống đang "làm mưa làm gió" với tệp khách hàng trẻ tuổi.

Linh Huỳnh - Tường Vi

Host: Kim Tuyến
Sản xuất: Phương Lâm

Bạn có thể quan tâm