Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'Sợi chỉ đỏ' là gì mà mọc trên đầu?

Xuất phát từ phim Hàn Quốc "S Line", hình ảnh sợi chỉ đỏ lan rộng trên mạng xã hội, được dùng để chế ảnh hài hước nhưng cũng gây tranh cãi vì ý nghĩa nhạy cảm.

Mạng xã hội Việt Nam gần đây xuất hiện trào lưu chế ảnh với hình ảnh những sợi chỉ đỏ xuất hiện trên đầu các nhân vật. Xu hướng này bắt nguồn từ bộ phim Hàn Quốc S Line, ra mắt vào tháng 7, chuyển thể từ webtoon cùng tên của tác giả Kkomabi.

Trong phim, những người từng có quan hệ tình dục sẽ được kết nối bằng một sợi "dây tơ hồng" hiện hữu trên đầu, tượng trưng "bao nhiêu sợi chỉ, bấy nhiêu bạn tình".

Sau khi các tập đầu được phát sóng, nhiều người nhanh chóng hưởng ứng, đồng thời sáng tạo thêm nhiều biến tấu. Họ sử dụng hình ảnh sợi chỉ đỏ để chế ảnh các nhân vật nổi tiếng từng vướng vào scandal tình ái, hoặc các nhân vật trong phim có motif ngoại tình.

Một ví dụ gây chú ý là “Hồng Tỷ”, nhân vật Trung Quốc bị tố lừa đảo tình cảm 1.691 người đàn ông, được vẽ hàng nghìn sợi chỉ chằng chịt trên đầu.

Trào lưu sau đó được mở rộng về mặt ý nghĩa. Hình ảnh sợi chỉ đỏ không chỉ đại diện cho các mối quan hệ tình dục hay tình cảm, mà còn trở thành biểu tượng thể hiện sự yêu thích, gắn bó với một điều gì đó.

Chẳng hạn, người hâm mộ có thể vẽ nhiều sợi chỉ tượng trưng cho từng thần tượng hoặc nhóm nhạc mình yêu thích. Người đam mê trang điểm có thể gắn mỗi sợi chỉ với một món mỹ phẩm ưa chuộng.

Một số khác sử dụng với hàm ý châm biếm mối quan hệ "gắn bó sâu sắc" với công việc hoặc thói quen hàng ngày. Ví dụ, một nhân viên thiết kế đồ họa nối sợi chỉ đỏ với các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh như Adobe Photoshop, Figma, Canva...

Tuy nhiên, trào lưu sợi chỉ đỏ cũng vấp phải không ít tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng việc sử dụng hình ảnh sợi chỉ đỏ, vốn trong nguyên tác S Line là biểu tượng cho quan hệ tình dục, để chế ảnh gây cười có thể tạo cảm giác phản cảm.

'Mời đoàn mình di chuyển lên núi' là gì?

“Mời đoàn mình di chuyển lên núi giúp em” trở thành trào lưu MXH, được Gen Z dùng để biểu đạt cảm giác ngượng ngùng trong những tình huống khó xử.

'Giảm sức mạnh con tướng' là gì?

Gen Z đang mang ngôn ngữ game vào đời sống, gọi bạn bè, người yêu hay thần tượng là “con tướng”, dùng loạt thuật ngữ như "buff", "nerf" hay "hồi sinh" để trò chuyện.

'Nũng nịu', 'đẫm lệ' là gì?

Nhờ "hệ tư tưởng Minh Minh Tỷ Tỷ", giới trẻ Việt nay dùng “nũng nịu” và “đẫm lệ” thay cho “ngon” để khen các món ăn hấp dẫn.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm