Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Thêm 14.819 ca Covid-19, TP.HCM 1.226 F0

Ngoài TP.HCM, các địa phương ghi nhận ca mắc mới trong ngày cao gồm Sóc Trăng (894), Tây Ninh (893), Cà Mau (822), Đồng Tháp (744), Bến Tre (712), Cần Thơ (675), Hà Nội (637).

  • Tổng số ca mắc mới là 14.839, trong đó 20 ca nhập cảnh và 14.819 ca ghi nhận trong nước tại 57 tỉnh, thành phố.
  • 8.843 ca nhiễm được phát hiện trong cộng đồng.
  • 7.681 bệnh nhân tiên lượng nặng đang được điều trị. 216 ca tử vong được ghi nhận sau 24 giờ, trong đó TP.HCM có 71 ca.
  • 1.029.505 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm trong 24 giờ.

Ca mắc mới giảm 481 người

10 tỉnh, thành phố có số lượng ca mắc Covid-19 trung bình cao nhất trong 7 ngày
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn TP.HCM Cần Thơ Tây Ninh Đồng Tháp Sóc Trăng Bến Tre Bình Phước Cà Mau Hà Nội Bà Rịa - Vũng Tàu
Số F0 trung bình 7 ngày qua Người 1433 891 852 700 682 643 620 617 576 555

Trong 24 giờ qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.839 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 14.819 ca ghi nhận trong nước (giảm 481 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.843 ca trong cộng đồng).

Trong đó, TP.HCM vẫn là địa phương có số lượng F0 mới trong ngày cao nhất cả nước. Các tỉnh, thành phố ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (+195), Bạc Liêu (+143), Hải Phòng (+122).

Những ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-227), Bà Rịa - Vũng Tàu (-195), Tiền Giang (-192).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua đã lên mức 14.487 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.382.272 ca nhiễm. Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.376.930 ca, trong đó có 1.049.524 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (484.602), Bình Dương (286.459), Đồng Nai (91.490), Long An (39.094), Tây Ninh (36.873).

216 ca tử vong

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, số bệnh nhân khỏi bệnh là 1.362 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.052.341 người.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.681 ca, giảm 16 người so với ngày hôm qua. Trong đó, số bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ: 5.294 ca, thở oxy dòng cao HFNC: 1.267 ca, thở máy không xâm lấn: 257 ca, thở máy xâm lấn: 849 ca, ECMO: 14 ca.

Từ 17h30 ngày 9/12 đến 17h30 ngày 10/12 ghi nhận 216 ca tử vong, tăng 26 người.

Cụ thể, số lượng F0 tử vong ở TP.HCM là (71) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Tây Ninh (2), Tiền Giang (2), An Giang (1), Bến Tre (1), Gia Lai (1), Vĩnh Long (1).

Số ca tử vong tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (33), Bình Dương (15), Tây Ninh (14), Tiền Giang (12), Bạc Liêu (11), Cần Thơ (11), Đồng Tháp (8 ), Bình Thuận (7), Vĩnh Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (7), Long An (5), Trà Vinh (3), Cà Mau (2), Hà Nội (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 221 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.402 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Về tình hình tiêm chủng, trong ngày 9/12, cả nước có 1.029.505 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 130.935.854 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 74.550.657 liều, tiêm mũi 2 là 56.385.197 liều.


Sáng 10/12, TP.HCM tiêm mũi vaccine Covid-19 nhắc lại (mũi 3) cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các điểm tiêm đầu tiên được triển khai tại quận Gò Vấp gồm Đại học Công nghiệp và Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS.

Đối tượng tiêm mũi 3 là nhân viên y tế, cán bộ công an, tổ Covid-19 cộng đồng và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các trường hợp thuộc diện tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại sẽ được lập danh sách. Sau đó, chính quyền địa phương và công an xác minh thông tin, tổ chức tiêm chủng.

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với 63 tỉnh, thành phố.

Dự báo tới đây tình hình dịch còn phức tạp với nhiều dự báo khác nhau về độ lây lan, độc lực, tính chất kháng vaccine của chủng mới Omicron và không loại trừ việc tiếp tục xuất hiện biến chủng mới. Thủ tướng yêu cầu phải có cảnh báo, giải pháp từ sớm, từ xa để tránh bị động, bất ngờ.

Về mục tiêu, Thủ tướng nêu rõ khi thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải thực hiện bằng được mục tiêu kiểm soát rủi ro, giảm tối đa số ca chuyển nặng và tử vong.

Cần cấp phép thuốc kháng virus Molnupiravir sớm

Nhiều chuyên gia cùng cho rằng Việt Nam nên cấp phép loại thuốc này để người bệnh được tiếp cận sớm hơn khi điều trị Covid-19.

Dịch Covid-19

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm