Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Thêm dữ liệu về nguy cơ viêm tim sau tiêm vaccine Covid-19

Theo nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia Đại học Hong Kong (Trung Quốc), nguy cơ viêm cơ tim sau tiêm vaccine Pfizer tăng rõ rệt sau liều thứ hai ở thanh, thiếu niên.

Tuy nhiên, nhìn chung, nguy cơ này vẫn ở tỷ lệ rất thấp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine ngày 24/1.

Nhóm chuyên gia phân tích 160 trường hợp bị viêm tim và 1.533 người không bị viêm tim để xem xét nguy cơ tiềm ẩn của loại bệnh này sau khi tiêm vaccine Pfizer hoặc CoronaVac. Họ phát hiện 20 trường hợp bị viêm cơ tim có liên quan vaccine Pfizer. Con số này ở nhóm tiêm CoronaVac là 7 người.

Đặc biệt, các trường hợp được tiêm Pfizer có nguy cơ bị viêm tim cao gấp 3 lần so với nhóm không tiêm chủng. Nguy cơ này ở người tiêm CoronaVac và không tiêm là như nhau.

Các tác giả cũng quan sát thấy sự gia tăng nguy cơ liên quan vaccine Pfizer chủ yếu xảy ra ở nam giới và có nhiều khả năng hơn sau liều thứ hai. Tỷ lệ gặp phải viêm cơ tim sau tiêm Pfizer và CoronaVac lần lượt là 0,57 trên 100.000 liều và 0,31 trên 100.000 liều. Điều này cho thấy nguy cơ gặp phải rất thấp.

Trong số 20 người bị viêm cơ tim sau tiêm Pfizer, không có trường hợp nào trở nặng, phải điều trị trong ICU hoặc tử vong. Con số này vẫn thấp hơn nhiều lần so với 14/133 người không tiêm chủng phải điều trị hồi sức tích cực, 12 ca tử vong.

Viêm tim là biến chứng hiếm gặp, thường do nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Các dạng phụ phổ biến của nó gồm viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Một số nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra phát hiện tương tự về tình trạng viêm cơ tim sau tiêm vaccine, tuy nhiên, rất ít công trình phân tích được mối liên quan và nguyên nhân của hiện tượng này.

Theo nhóm chuyên gia tại Hong Kong, nghiên cứu của họ nhấn mạnh ngành y tế cần có chiến lược tiêm chủng liên tục xem xét nguy cơ, lợi ích khi tiêm chủng với từng nhóm tuổi thay vì áp dụng một phương pháp cho tất cả.

Phát hiện mới về biến chủng Omicron

Theo nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Nhật Bản, Omicron có thời gian tồn tại trên da, bề mặt nhựa lâu nhất. Tuy nhiên, nó dễ dàng bị bất hoạt bởi các chất tẩy rửa.

Triệu chứng nhận biết trẻ nhiễm biến chủng Omicron

Theo các chuyên gia, dấu hiệu ở trẻ nhiễm biến chủng Omicron khá tương đồng với cảm lạnh như mệt mỏi, hắt hơi, ho hoặc đau họng.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm