Theo Reuters, một nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Australia đứng đầu phát hiện các bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ hoặc không triệu chứng vẫn có kháng thể chống nCoV sau một năm. Song, các kháng thể này không bảo vệ được họ trước các biến chủng mới.
Nghiên cứu được đăng tải trên medRxiv, do GS Pablo Garcia-Valtanen, Trường Y Adelaide, Đại học Adelaide và Viện Basil Hetzel, Australia, đứng đầu, đang chờ phản biện.
Nhóm tác giả theo dõi 43 người Australia mắc bệnh Covid-19 không triệu chứng, thể nhẹ vào đầu năm 2020. Sau 12 tháng, 90% bệnh nhân vẫn có kháng thể chống lại nCoV. Song, các kháng thể này rất yếu, chỉ 51,2% F0 có kháng thể vô hiệu hóa được chủng nCoV gốc. Chỉ 44,2% F0 có kháng thể chống được biến chủng Alpha.
Trong khi đó, với biến chủng đang chiếm ưu thế Delta, hiệu quả bảo vệ của các kháng thể chỉ còn lại 16,2%. Con số này ở biến chủng Gamma và Beta thậm chí thấp hơn với lần lượt là 11,6% và 4,6%.
Các tế bào T đặc hiệu của protein S ở bệnh nhân vẫn duy trì và phản ứng mạnh sau 12 tháng. Song, trước các biến chủng mới, khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện, tử vong của nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các phát hiện củng cố thêm lợi ích tiềm năng của việc tiêm vaccine Covid-19 và những liều tăng cường. Tương tự cách vaccine cúm hàng năm được điều chỉnh cho phù hợp với những chủng cúm mới, vaccine Covid-19 cũng vậy và nhóm dễ bị tổn thương nên tiêm nhắc lại để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất.
Dữ liệu nói trên đồng nhất với nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Đại học King's College London, Anh, thực hiện và công bố trên tạp chí Nature Microbiology ngày 29/10.
Nghiên cứu phát hiện hầu hết bệnh nhân đều duy trì mức độ kháng thể chống lại nCoV sau 10 tháng họ nhiễm bệnh mặc dù chúng có xu hướng giảm. Các kháng thể giúp chống lại virus bằng cách liên kết với nCoV và ngăn nó lây nhiễm vào trong tế bào. Kết quả cũng cho thấy hiệu quả bảo vệ bị suy yếu trước các biến chủng mới.
Trước đó, một nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Thụy Điển và Italy cũng kết luận các kháng thể chống nCoV tồn tại được tối đa 15 tháng ở cơ thể người mắc Covid-19 và suy giảm nhanh trước biến chủng Delta, Alpha. Trong khoảng thời gian 6-15 tháng, nguy cơ tái mắc Covid-19 là có thể xảy ra, nhưng không phải trên tất cả bệnh nhân.
Ngược lại, đầu tháng 10, nhóm chuyên gia tại Nhật Bản công bố nghiên cứu cho thấy sau một năm, F0 khỏi Covid-19 vẫn có kháng thể chống lại nCoV. Đặc biệt, các kháng thể có tác dụng cả với biến chủng Delta và Alpha. Chúng cũng mạnh hơn nhiều lần sau khi họ được tiêm vaccine.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.