![]() |
1. Thói quen sờ tay lên mặt làm lây lan vi khuẩn: Bàn tay thường xuyên tiếp xúc với nhiều đồ vật hàng ngày như điện thoại, bàn phím, bàn làm việc, tay nắm cửa, tiền... Đây đều là những nơi chứa đựng rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Khi sờ tay lên mặt, vô tình chuyển vi khuẩn này lên da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh dễ gây mụn trứng cá. Ảnh minh họa: Ryanniel Masucol/Pexels. |
![]() |
2. Tăng lượng dầu thừa: Việc sờ tay lên mặt thường xuyên có thể kích thích các tuyến dầu trên da hoạt động mạnh hơn, làm tăng lượng dầu thừa. Lượng dầu này kết hợp với bụi bẩn và vi khuẩn sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn, viêm da... Ảnh minh họa: Alexander Stemplewski/Pexels. |
![]() |
3. Gây kích ứng da: Việc sờ tay lên mặt, đặc biệt khi bạn có thói quen cọ xát hoặc nặn mụn, có thể gây kích ứng da. Sự ma sát và áp lực từ tay có thể làm tổn thương các nang lông và tuyến bã nhờn, dẫn đến viêm nhiễm, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Ảnh minh họa: Polina Tankilevitch/Pexels. |
![]() |
4. Làm lây lan mụn: Nếu đang có mụn trên mặt, việc sờ tay vào vùng mụn rồi chạm sang các vùng da khác có thể làm lây lan vi khuẩn gây mụn sang những vùng da khỏe mạnh, dẫn đến việc mụn mọc lan rộng hơn. Ảnh minh họa: Polina Tankilevitch/Pexels. |
![]() |
5. Gây nhiễm trùng da: Nếu da mặt đang có vết thương hở, mụn bị vỡ hoặc các tổn thương khác, việc sờ tay lên mặt có thể đưa vi khuẩn từ tay vào vết thương, gây nhiễm trùng da, làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian lành. Ảnh minh họa: cottonbro/Pexels. |
![]() |
6. Làm tổn hại nhiều hơn với các vấn đề sẵn có của làn da: Đối với những người đang gặp các vấn đề về da như mụn trứng cá, chàm, viêm da cơ địa... việc sờ tay lên vùng da bị bệnh có thể làm tăng kích ứng, viêm nhiễm, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và khó điều trị hơn. Ngoài ra, sờ tay lên mặt còn có thể làm tăng thêm các vấn đề khác, gồm để lại sẹo và thâm, gây lão hóa da nhanh hay lây lan các bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa: Ekaterina Bolovtsova/Pexels. |
![]() |
Ngoài ra, thói quen sờ tay lên mặt còn ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm chăm sóc da. Sau khi thoa các sản phẩm chăm sóc da lên mặt, việc sờ tay lên mặt có thể làm giảm hiệu quả các sản phẩm này bằng cách lấy đi một phần sản phẩm hoặc đưa thêm tạp chất lên da. Ảnh minh họa: cottonbro/Pexels. |
Đừng làm tổn thương da bằng sản phẩm làm sạch
Việc vệ sinh da quá mức, đặc biệt ở vùng da nhạy cảm như mặt, có thể gây mất độ ẩm, mất cân bằng hệ vi sinh và dẫn đến kích ứng. Trong cuốn sách Để yên cho da khỏe đẹp, bác sĩ da liễu Sandy Skotnicki khuyến cáo rằng tắm rửa và làm sạch da quá nhiều có thể làm tổn thương lớp bảo vệ tự nhiên của da, khiến da trở nên nhạy cảm và dễ phát ban. Bà nhấn mạnh sự khác biệt giữa "vệ sinh vừa đủ" để bảo vệ khỏi bệnh tật và "sạch sẽ quá mức" do áp lực xã hội, đồng thời khuyên nên hạn chế sử dụng các sản phẩm làm sạch mạnh để duy trì làn da khỏe mạnh.