"To6" là cách viết tắt của từ tiếng Anh "toxic", có nghĩa là chất độc hoặc mô tả những thứ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần hoặc chất lượng cuộc sống.
Lối viết tắt sáng tạo này được dựa trên cách phát âm khá tương đồng giữa âm tiết "xic" (trong từ "toxic") và "six" (số 6 trong tiếng Anh). Từ đó, người trẻ biến tấu và sử dụng số "6" để thay thế phần âm tiết, cho ra đời "to6".
Cách viết tắt này thực chất không mới. Trước "to6", mạng xã hội từng xuất hiện một số từ viết tắt khác như "in4" thay cho "information" (thông tin), hay "g9" thay cho "good night".
"To6" bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội khoảng đầu năm nay, nhưng gần đây bắt đầu trở nên phổ biến. Nhiều người sử dụng "to6" để mô tả những lời nói, hành vi hoặc cá nhân gây ảnh hưởng tiêu cực.
Chẳng hạn, người dùng bình luận "to6 quá" (tạm dịch: Tiêu cực quá) để phản đối khi thấy một bài đăng mang tính công kích hay miệt thị. Hoặc họ dùng "to6" để đánh giá, mô tả cá nhân có thái độ tiêu cực, hay chỉ trích và phàn nàn.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.