"Mom" là một từ tiếng Anh, dùng để chỉ người mẹ. Đây là cách gọi "mẹ" thân mật ở nhiều quốc gia sử dụng tiếng Anh, thay cho từ chính thức "mother" có phần trang trọng, lịch sự hơn.
"Mom" cũng là một từ khá phổ biến ở Việt Nam. Nhưng thời gian gần đây, "mom" được giới trẻ biến tấu thêm một lớp nghĩa khác.
Không rõ ai là người khởi xướng, nhưng trên các nền tảng mạng xã hội, từ tiếng Anh này được dùng như một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, thay cho "bạn", "mày", "cậu"... Từ này dùng để chỉ người nghe nói chung, không phân biệt giới tính hay tuổi tác, phần nào thể hiện sự gần gũi và cởi mở.
Ví dụ, câu "Nhả vía việc nhẹ lương cao cho các mom nhé" có nghĩa là "Nhả vía việc nhẹ, lương cao cho các bạn nhé", hay câu "Có mom nào sáng nay cúp học như em không?" tức là "Có bạn nào sáng nay cúp học như em không".
Đáng chú ý, ngay cả các nhà tuyển dụng cũng "bắt trend" khi sử dụng cách giao tiếp mới này để thu hút ứng viên Gen Z. Những bài đăng tuyển dụng trên mạng xã hội với cách xưng hô thân mật này tạo cảm giác gần gũi, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu, chẳng hạn "Mom nào quan tâm đến công việc marketing thì nhắn em luôn nhé".
Ngoài "mom", giới trẻ còn sáng tạo nhiều đại từ xưng hô khác và phủ sóng không gian mạng, như "bảnh", "đàm" hay "thắm".
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.