Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 thói quen tưởng vô hại nhưng âm thầm tàn phá sức khỏe

Những thói quen mà bạn cho là bình thường có thể là thủ phạm đằng sau nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.

Thoi quen hai suc khoe anh 1

Bỏ bữa sáng: Theo Health Shots, sau một đêm dài say giấc, cơ thể cần năng lượng để hoạt động. Vì vậy, bữa sáng là bữa ăn quan trọng và nên được đầu tư nhất trong ngày. Bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung, dễ mắc bệnh dạ dày, béo phì. Một bữa sáng cân bằng sẽ cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết để thực hiện các hoạt động hàng ngày và giúp bạn tiêu thụ ít calo hơn sau này trong ngày. Điều này có tác động đáng kể trong việc duy trì mức năng lượng và đạt được mục tiêu giảm cân (nếu có). Ảnh: Onlymyhealth.

Thoi quen hai suc khoe anh 2

Mặc quần lót chật, quần bó: Theo NDTV, quần bó trông có vẻ rất hấp dẫn nhưng không nhiều người biết nó có thể gây hại cho sức khỏe như thế nào. Những chiếc quần này có thể ép chặt vào các đầu dây thần kinh. Nó gây ra cảm giác khó chịu liên tục và có thể gây hại cho hệ thần kinh. Nó ngăn chặn lưu lượng máu đến chân và dẫn đến tê chân. Đặc biệt, đối với nam giới, mặc quần chật có thể làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn, ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng sinh sản của tinh trùng. Ảnh: Realmen.

Thoi quen hai suc khoe anh 3

Lười vận động: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng; cải thiện sức khỏe não bộ; tăng cường xương, cơ, tim và phổi; giúp bạn ngủ ngon hơn và ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính. Lười vận động làm chậm quá trình trao đổi chất, góp phần gây thừa cân, béo phì - nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Để đạt được lợi ích tối đa, hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút, 3-5 lần một tuần. Nếu công việc quá bận rộn, bạn có thể chỉ cần đi lại 5-10 phút sau mỗi giờ ngồi làm việc. Ảnh: Healthnews.

Thoi quen hai suc khoe anh 4

Dùng thuốc giảm đau quá thường xuyên: Việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể khiến bạn càng dễ bị đau hơn dưới dạng đau đầu hồi ứng. Những cơn đau đầu này xảy ra khi một người bắt đầu dùng thuốc giảm đau quá thường xuyên. Nếu đang dùng thuốc giảm đau nhiều hơn 3 lần một tuần, bạn sẽ tăng khả năng bị đau đầu tái phát. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (NSAID) thường xuyên có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, có khả năng dẫn đến tổn thương thận theo thời gian, đặc biệt ở những người mắc các bệnh từ trước như tăng huyết áp hoặc tiểu đường. Ảnh: Unitypointhealth.

Thoi quen hai suc khoe anh 5

Ăn khuya: Theo Eating Well, có một số lý do để bạn cân nhắc việc ăn tối sớm hơn. Theo nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Lâm sàng (Mỹ), ăn tối muộn và gần giờ đi ngủ sẽ làm thay đổi cách tiêu hóa thức ăn, bao gồm cả cách xử lý chất béo, dẫn đến tăng cân. Trong khi đó, nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng Quốc tế cho thấy ăn gần giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, nếu bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ sẽ khiến chứng trào ngược trở nên trầm trọng hơn suốt đêm. Ảnh: TimesofIndia.

Thoi quen hai suc khoe anh 6

Liên tục kiểm tra điện thoại: Theo The Sun, dán mắt vào điện thoại liên tục là thói quen cực kỳ có hại. Nghiên cứu của Đại học De ​​Montfort (Anh) cho thấy việc kiểm tra điện thoại thường xuyên có thể khiến bạn mất tập trung và hay quên hơn. Ngoài ra, thói quen này có thể tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần. Dành quá nhiều thời gian cho điện thoại và mạng xã hội có thể làm nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Để khắc phục điều này, hãy theo dõi thời gian sử dụng thiết bị và lưu ý đến người bạn chọn theo dõi, các cuộc trò chuyện... và tập trung vào các bài đăng tích cực thay vì tiêu cực. Ảnh: Incmagazine.

Thoi quen hai suc khoe anh 7

Thức khuya, không ngủ đủ giấc: Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), việc thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tim và tiểu đường. Người trưởng thành trung bình cần ngủ 7-8 giờ mỗi đêm. Không đạt được mốc này thường xuyên có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng và khả năng tập trung của bạn trong ngày. Ngoài ra, thời gian giải độc và phục hồi của gan là từ 23h đêm đến 3h sáng. Vì vậy, không ngủ trong khoảng thời gian này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan. Khi đó, các chất độc tích tụ dần trong cơ thể, gây áp lực lớn cho gan, dẫn đến các vấn đề về gan. Ảnh: Baamboozle.

Thoi quen hai suc khoe anh 8

Thường xuyên trì hoãn: Trì hoãn xảy ra khi chúng ta không có động lực làm bất cứ việc gì. Những người hay trì hoãn cũng dễ trốn tránh những nhiệm vụ căng thẳng (nhưng quan trọng), thay vào đó làm những việc thú vị hơn (và không quá quan trọng). Thói quen này có vẻ bình thường nhưng lại âm thầm gây hại rất lớn. Sự trì hoãn sẽ khiến chúng ta căng thẳng vì cảm thấy gánh nặng của việc phải làm nhưng chưa làm. Điều này dẫn đến lo lắng, áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Ảnh: Medium.

Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.

Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Cách vi khuẩn E. coli xâm nhập vào cơ thể

Tôi được biết E. coli là một trong những vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Xin hỏi vi khuẩn này lây lan như thế nào và ai có nguy cơ nhiễm khuẩn này?

Bệnh truyền nhiễm vẫn là mối nguy với sức khoẻ người Việt

Sau đại dịch, những bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi như sởi, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ, dại hay tay chân miệng, đang có nguy cơ bùng phát và đe doạ sức khoẻ người dân.

Nước tiểu có bọt như xà phòng cảnh báo bệnh gì?

Nếu bạn tiểu có bọt dai dẳng hoặc kèm các biểu hiện khác, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm