Trong chẩn đoán và điều trị ung thư hiện nay, PET/CT được xem là phương pháp có hiệu quả cao, phổ biến tại Việt Nam. Hệ thống này được trang bị tại các bệnh viện có trung tâm điều trị ung thư ở TP.HCM. Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu tiên sở hữu. Trước mỗi ca chụp, bác sĩ sẽ khám và giải thích lại cho bệnh nhân và người nhà về phương pháp, các bước chụp PET/CT chẩn đoán. |
Sau khi làm các xét nghiệm ban đầu, kiểm tra đường huyết, chức năng thận đều đáp ứng tốt, người bệnh được hướng dẫn mặc đồ bảo hộ vào phòng chờ tiêm thuốc phóng xạ. Người bệnh phải nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi tiêm thuốc, mỗi người sẽ tiêm thuốc cách nhau 25-30 phút để đảm bảo an toàn. Trong thời gian này, kỹ thuật viên của khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy, sẽ chiết thuốc phóng xạ phù hợp với cân nặng của bệnh nhân theo công thức 0,12 mCi/kg. |
Loại thuốc có phóng xạ positron được truyền qua tĩnh mạch của bệnh nhân. Lúc này, cơ thể sẽ phóng ra các tia gamma giúp máy PET/CT thu thập được hình ảnh từ các tế bào của cơ thể. Kỹ thuật viên phải mang áo chì bảo hộ, đứng phía sau xe chuyên dụng để truyền thuốc. Sau đó, người bệnh được nằm nghỉ ngơi tại giường trong một giờ, uống nhiều nước và hạn chế đi lại, nói chuyện, vận động. Điều này nhằm đảm bảo thuốc sẽ đi đều khắp cơ thể, tránh trường hợp thuốc bị hấp thụ nhằm vị trí sẽ cho ra kết quả không chính xác. |
Lần thứ 2 chụp PET/CT, bà N.T.H., 64 tuổi, đã quen dần với các bước chuẩn bị, không còn khó chịu và sợ như lần đầu. Ngồi trên giường chụp, bà H. vừa cười vừa nói sẽ tranh thủ lúc chụp để ngủ bù cho buổi tối đi xe từ Khánh Hoà vào TP.HCM. Một năm trước, bà H. được chẩn đoán ung thư cổ tử cung sau cơn đau quặn bụng, đó là lần đầu tiên bà chụp PET/CT. Sau khi tiếp nhận điều trị, lần này bà được hẹn chụp lại để đánh giá hiệu quả, phát hiện di căn (nếu có) để bác sĩ đưa ra tiên lượng và phát đồ phù hợp. |
Với mỗi vị trí chụp, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh nằm tư thế phù hợp để máy quét cho ra hình ảnh đúng với yêu cầu của bác sĩ. Trường hợp của bà H. được kỹ thuật viên hướng dẫn nằm tư thế thẳng chân, hai tay giơ cao qua đầu để lấy được hình ảnh từ ngực xuống đến đùi. Nhiệt độ trong phòng chụp luôn được duy trì dưới 25 độ C, nên điều dưỡng sẽ đắp chăn cho người bệnh đỡ lạnh. |
Hệ thống PET/CT được ứng dụng phổ biến trong một số bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh và nhiễm trùng. Kỹ thuật này giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm, ngay khi cơ thể có sự thay đổi chuyển hoá dựa vào các thông tin chuyển hoá của tế bào được phát hiện bằng máy PET và xác định được vị trí chính xác của tổn thương thông qua máy CT. |
Công suất tối đa của một máy PET/CT rơi vào khoảng 30 ca/ngày, mỗi ca có thời gian chụp khoảng 15-30 phút tuỳ theo vị trí. Khu vực cần chụp càng rộng thì thời gian chụp càng lâu. Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên sẽ thao tác điều chỉnh số liệu, quan sát liên tục trên màn hình máy tính và viết vào hồ sơ. Người bệnh và kỹ thuật viên sẽ trao đổi thông qua bộ thu phát sóng được đặt trong phòng chụp. |
Để ca chụp bắt đầu, kỹ thuật viên phải đảm bảo thông số được cài đặt chính xác, bệnh nhân nằm đúng vị trí, cố định vùng đầu cổ với những ca đặc biệt. Lúc này, kỹ thuật viên sẽ ra khỏi phòng chụp để máy bắt đầu quét. Kỹ thuật viên quan sát quá trình chụp thông qua một phòng nhỏ bên ngoài, có lắp kính giúp hạn chế nhiễm phóng xạ. |
Trong 15 giây đầu tiên, robot tự động sẽ bơm thuốc cản quang cho bệnh nhân. Khi thuốc được truyền hết, quá trình chụp sẽ bắt đầu. Qua 20 phút, máy tắt, bệnh nhân được điều dưỡng vào phòng chụp đỡ xuống giường và hướng dẫn ra phòng chờ. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại hình ảnh thu được, bảo đảm đã đạt yêu cầu mới cho người bệnh ra về. Lúc này, trong cơ thể người bệnh vẫn còn tồn đọng lượng ít thuốc phóng xạ, nên cần uống nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đồng thời, người bệnh phải hạn chế tiếp xúc với những người xung quang trong vòng 3 giờ, với phụ nữ đang mang thai và trẻ em trong 24 giờ. |
Đồng thời, hình ảnh thu được từ máy chụp PET/CT được chuyển nhanh chóng xuống trạm đọc của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Lúc này, bác sĩ sẽ xem thật kỹ và đưa ra kết luận ban đầu ở những vị trí tổn thương. Theo bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Tấn, khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện khoa có 3 trạm đọc phục vụ cho việc đọc kết quả sau khi chụp PET/CT của bệnh nhân. Ở mỗi trạm, bác sĩ có thể hoàn thành kết quả cho 5-6 ca/ngày, với những ca phức tạp, thời gian sẽ lâu hơn. Thông qua kết quả của chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ điều trị sẽ có hướng chữa trị phù hợp cho người bệnh. |
Hệ thống máy PET/CT thường được ví von là "máy xay tiền", bởi trên thị trường đang bán với giá 2-4 triệu USD. Mỗi lần chụp, bệnh nhân sẽ chi trả mức phí dao động từ 20-25 triệu đồng/lần, tuỳ từng bệnh viện. Mặc dù phải trả khoản tiền lớn cho mỗi lần chụp, lượng người chờ chụp PET/CT ở Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn rất đông bởi người dân thấy rõ hiệu quả của kỹ thuật này mang lại. |
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.