Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lập nhóm 'Anh em siêu nhân' để tiêu thụ 101 triệu lít xăng lậu

Quá trình vận hành, nhân viên của bị cáo Lê Thanh Trung đã lập nhóm chat "Anh em siêu nhân" để quản lý mua bán xăng lậu.

Ngày 8/11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục phần xét hỏi bị cáo Lê Thanh Trung (SN 1983, ngụ TP Cần Thơ) và đồng phạm trong đại án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng.

Đây là một trong những mắt xích quan trọng tiêu thụ hơn 100 triệu lít xăng lậu của các ông trùm, thu lợi gần 56 tỷ đồng.

nhom anh em sieu nhan anh 1

Bị cáo Lê Thanh Trung. Ảnh: Huy Hoàng.

Tại phiên toà, bị cáo Lê Thanh Trung khai kho Nam Phong hoạt động từ năm 2018 do Trung thuê cải tạo. Kho hoạt động độc lập, không thoả thuận với các bị cáo Hữu, Tứ để chứa xăng lậu như trong cáo trạng truy tố.

Bị cáo cho rằng giữa Trung và Tứ là mối quan hệ khách hàng. Số tiền chiết khấu mỗi lít xăng mà khách hàng tới nhận là Trung thu của Tứ, không phải thu từ khách hàng của Tứ. Do đó, Trung không đáng bị tình tiết tăng nặng như cáo trạng truy tố.

“Bị cáo rất ân hận, vì hám lợi, mà bị cáo đã không tìm rõ kỹ nguồn gốc hàng hóa”, bị cáo Trung trình bày.

nhom anh em sieu nhan anh 2

Đại diện VKSND xét hỏi bị cáo Trung. Ảnh: Huy Hoàng.

Tại phiên toà, bị cáo Trung khai quen biết Tứ từ trước năm 2020, khi đó Trung làm nhân viên kinh doanh xăng dầu ở Cần Thơ. Bị cáo Trung cho biết quen Hữu thông qua sự giới thiệu của Tứ. Bị cáo có hướng dẫn Hữu lập các hồ sơ công ty xin giấy phép làm thương nhân phân phối xăng dầu.

Sau khi mua hàng của Tứ, bị cáo xuất hàng cho các cửa hàng bán xăng lẻ để bán ra thị trường. Ngoài ra, bị cáo còn bán cho các khách hàng có ký hợp đồng.

Từ năm 2020, bị cáo Trung trang bị điện thoại cho các nhân viên và thành lập nhóm chat “Anh em siêu nhân” để trao đổi thông tin mua bán xuất nhập xăng lậu.

Bị cáo Trung khai, chỉ bán xăng cho các khách hàng TK01 và TK02, từ khách hàng TK03 đến TK06 là khách hàng của Tứ, Trung chỉ cho thuê kho.

Còn bị cáo Tứ khai rằng lời khai Trung chỉ đúng một phần, chỉ giai đoạn đầu các khách hàng TK03-TK06 là của bị cáo, còn từ thời điểm tháng 7/2020-2/2021 thì đã bàn giao lại cho Trung quản lý.

“Bị cáo thừa nhận hành vi của mình là sai phạm. Do lúc đó bị cáo nghĩ việc mua hàng không có hóa đơn chứng từ chỗ Tứ và việc mua bán diễn ra trong nội địa chỉ là sai phạm hành chính. Khi làm việc với CQĐT, được giải thích bị cáo mới biết hàng nhập lậu”, bị cáo Trung khai nhận.

Lúc này, đại diện Viện KSND giải thích: “Xăng dầu là mặt hàng đặc biệt do Nhà nước thống nhất quản lý, nếu hàng không có hóa đơn chứng từ thì một là hàng giả, hai là hàng nhập lậu”.

2 cuốn sách giúp hiểu rõ hơn về luật hình sự

1. Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đề cập các điều luật về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

2. 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự giúp tìm ra những điểm mấu chốt mang tính bản chất để phân biệt tội danh này với tội danh khác.

Lời khai người tình trùm buôn lậu xăng Tại tòa, bị cáo Thanh chỉ thừa nhận có mối quan hệ "hơi thân một chút" với trùm xăng lậu Nguyễn Hữu Tứ.

Nhóm 'chân rết' tiêu thụ 160 triệu lít xăng nhập lậu

Với nguồn xăng nhập của bị cáo Hữu, Tứ đã bán xăng cho một số đầu mối khác nhau để đưa xăng lậu ra thị trường.

Ông trùm xăng lậu khai nhờ người tình giữ giúp 2 tỷ đồng mỗi tháng

Tại tòa, bị cáo Tứ khai sống như vợ chồng với Trần Ngọc Thanh. Tuy nhiên, liên quan số tiền 12 tỷ đồng như cáo trạng truy tố, ông này khai chỉ gửi Thanh giữ giúp chứ không tặng.

Tình huống pháp lý với 3 người con mang xăng phóng hỏa nhà mẹ

Theo luật sư, 3 người con gái có dấu hiệu thỏa mãn tội giết người với nhiều tình tiết định khung tăng nặng.

https://vietnamnet.vn/lap-nhom-anh-em-sieu-nhan-de-tieu-thu-101-trieu-lit-xang-lau-2078537.html

Huy Hoàng/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm