Bức ảnh chụp cảnh trên xe buýt ở Nishi Shimbashi, Tokyo vào năm 2010. Guardian nhận xét việc Shin Noguchi sử dụng phim và máy ảnh thủ công nhấn mạnh cách tiếp cận mà ở đó mỗi cảnh quay là đỉnh cao của sự mong đợi, trực giác và mối liên hệ sâu sắc với chủ thể. |
Bức ảnh nằm trong bộ ảnh In Color In Japan: Selected and New Works, được chụp tại Shichirigahama, Kamakura vào năm 2012. Bộ ảnh sẽ được trưng bày tại Photo Gaspesie (Canada) từ ngày 15/7 đến ngày 30/9. |
Bức ảnh chụp tại Ginza, Tokyo vào năm 2019. Sự cống hiến của Noguchi cho ảnh phim màu xuất phát từ mong muốn ghi lại thế giới theo cách vốn có của nó. |
Ảnh chụp tại Đền Sensoji, Asakusa, Tokyo vào năm 2020. Với cách tiếp cận kín đáo, đầy chất thơ và bí ẩn, Noguchi muốn nắm bắt những nét tinh tế và phức tạp của văn hóa Nhật Bản mà không cần dựa vào sự dàn dựng trong nhiếp ảnh. |
Ảnh được chụp tại Yumeji, bãi biển Zushi vào năm 2015. "Mọi người tụ tập ở bãi biển để tìm kiếm hơi ấm Mặt Trời vào mùa đông. Gia đình, cặp đôi và thậm chí có cả một người đang ngủ trưa trong giờ nghỉ giải lao từ công trường xây dựng gần đó. Tôi đã chụp được khoảnh khắc khi họ tụ họp lại. Cùng lúc đó, cô con gái 5 tuổi của tôi, đang chơi trên cát, nhảy ra trước ống kính máy ảnh. Tôi cảm thấy như mình được trao cơ hội để ghi lại lát cắt của cuộc sống thường ngày", Noguchi chia sẻ về bức ảnh. |
Ngày sau lễ mừng năm mới tại Đền Zojoji, Tokyo vào năm 2014. |
Đền Zojoji ở Shibakoen, Tokyo vào năm 2016. Noguchi cho biết ông không bao giờ gọi ảnh của mình là 'tác phẩm nghệ thuật". "Tôi chỉ ghi lại bối cảnh xã hội, như cuộc sống và phong tục hàng ngày của mọi người. Chúng không phải là thứ tôi tỉ mỉ tạo ra và tinh chỉnh. Tuy nhiên, tôi rất vui nếu góc nhìn của tôi được người xem công nhận là "nghệ thuật". Nó cho tôi cảm thấy đó là sự trân trọng đối với chính thế giới", ông nói. |
Minatomirai, Yokohama vào năm 2013. Noguchi cho hay mỗi người đều có góc nhìn riêng, được nuôi dưỡng trong suốt cuộc đời, và góc nhìn đó được thể hiện rõ qua bức ảnh. |
Omachi, Kamakura vào năm 2019. "Bức ảnh là bằng chứng cho thấy tôi đã tồn tại trước khi màn trập được bấm", vị nhiếp ảnh gia đường phố chia sẻ. |
Sông Ookagawa, Yokohama vào năm 2022. Theo ông, đừng cố gắng quá sức để tạo ra "bức ảnh đẹp". Chỉ cần bấm máy khi bạn cảm thấy có điều gì đó hiện hữu trong khoảnh khắc trước mắt mình. "Bạn có đôi mắt/góc nhìn độc đáo của riêng mình, và cách diễn giải của riêng bạn là một kho báu. Hãy tin tưởng bản thân. Hãy khẳng định bản thân", ông nhấn mạnh. |
Ảnh chụp tại Công viên Sagami Sansen, Ebina vào năm 2013. Noguchi tin rằng ngay cả khi khó xóa bỏ hoàn toàn ranh giới giữa các nền văn hóa, thông qua hoạt động nhiếp ảnh, "chúng ta có thể hạ thấp ranh giới xuống độ cao mà trẻ em có thể dễ dàng nhảy qua chúng như nhảy dây". |
Sengokuhara, Hakone vào năm 2022. "Tôi cố gắng truyền tải trực quan thông qua nhiếp ảnh rằng mỗi cá nhân là một phần quan trọng của xã hội, không bị cô lập hay cô đơn. Thông điệp là: 'Bạn không bao giờ đơn độc; có ai đó đang dõi theo bạn trong xã hội này'", ông cho biết. |
Hình ảnh của The Beatles tại Tokyo vào năm 2019. |
Ginza, Tokyo vào năm 2014. Shin Noguchi được chọn là một trong 10 nhiếp ảnh gia Leica nổi tiếng cho triển lãm ảnh tại Leica Boutique của Shinjuku Kitamura Camera Store, ở Tokyo từ ngày 21/6. |
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.