Từ trước đến nay, phụ nữ luôn gắn liền với danh xưng "phái yếu", nhưng thực tế khoa học và lịch sử đã chứng minh điều ngược lại: Phụ nữ có sức chịu đựng lớn hơn, đảm đương nhiều vị trí quan trọng và họ sinh ra để có thể làm những điều thật sự lớn lao khi được khai phá hết tiềm năng.
Vai trò của phụ nữ trải dài trang sử oai hùng, trong thời chiến càng trở nên sống động. Phụ nữ không chỉ là hậu phương vững chắc mà còn là lực lượng trực tiếp tham gia chống giặc.
Ngược dòng lịch sử 100 năm về trước, cũng là năm Nguyễn Thị Định - người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói là “cả thế giới chỉ có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta” - chào đời.
Nói tới nữ tướng Nguyễn Thị Định, không thể không nhắc đến phong trào Đồng khởi Bến Tre của 60 năm trước (1960). Cuộc đấu tranh này cũng là nơi hình thành một đạo quân rất mới, có tổ chức của quần chúng, và lực lượng đông đảo nhất là phụ nữ: “Đội quân tóc dài”. Với niềm tin cách mạng, tin tưởng vào bản thân, bà đã vượt qua nỗi đau mất chồng, chống chịu hiên ngang trong cảnh tù đày để rồi tiến bước trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Nguyễn Thị Định là linh hồn, là người lãnh đạo và sáng tạo nên cách đánh ba mũi giáp công. Dù không một tấc sắt trong tay, đội quân tóc dài vẫn trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù, làm lung lay thành trì cai trị quân xâm lược.
Không chải chuốt phấn son, nhưng vẻ đẹp kiên cường và tinh thần anh hùng đậm trong xương máu của mỗi vị nữ tướng, nữ quân nhân như vậy đều khiến chúng ta nghiêng mình kính phục.
Đất nước giải phóng, một trang sử mới mở ra, người phụ nữ vẫn tay búa tay liềm, nhưng không phải để đánh đuổi kẻ thù mà là tham gia công cuộc xây dựng với nhiều phong trào tiêu biểu như Giỏi việc nước đảm việc nhà, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng; Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc...
Mang trong mình khao khát đóng góp cho đất nước, xã hội, phụ nữ thời kỳ đổi mới có những nỗ lực không ngừng nghỉ để ban ngày tăng gia sản xuất, đêm về vun vén gia đình. Gánh trên vai nhiều hơn một trách nhiệm, thế mà dù là đôi tay ươm mạ, gặt lúa hay đóng gói hàng hóa, kho nồi cá ngon… người phụ nữ vẫn chu toàn trọn vẹn.
Vai trò của phụ nữ một lần nữa được công nhận với những đóng góp đáng kể trong công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước.
Khi phát hành tờ tiền 2.000 đồng vào năm 1988, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định lấy bối cảnh khu sản xuất cùng 3 nữ công nhân của Nhà máy Sợi Nam Định để in lên mặt sau của tờ tiền. Điều này như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng vị trí, vai trò của phụ nữ Việt ngày một nâng cao, đóng góp lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Phụ nữ ngày nay hoàn toàn có thể tạo cho mình cuộc sống độc lập, tự do khi bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, tiến đến tự chủ về tài chính. Tự tin với khả năng, người phụ nữ thời đại mới dường như sẵn sàng đối mặt, vượt qua bất cứ rào cản nào xung quanh, mọi sức mạnh tiềm tàng cứ thế được bung nở, khai phá.
Không khó để bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tỏa sáng trên đấu trường quốc tế ở mọi lĩnh vực, dù là sân chơi khẳng định sắc vóc, trí tuệ hay thể lực, làm kinh tế - những điều tưởng chừng chỉ dành cho nam giới. Phụ nữ luôn sẵn sàng tiến lên, bởi họ biết rằng chỉ cần có niềm tin vào bản thân, họ còn có thể làm được nhiều hơn thế nữa, bất chấp mọi giới hạn về tuổi tác, địa bàn sinh sống hay sắc tộc...
Chị Trần Thị Như Hoa - chủ xưởng may Hoa Như - là một trong những người phụ nữ như thế. Không giống các xưởng may bình thường, nơi đây dành riêng cho những người thợ mang khiếm khuyết về cơ thể.
Bắt nguồn từ mong muốn có thể tự trang trải cuộc sống và nuôi con nhỏ, chị bước ra khỏi cái bóng mặc cảm, bươn chải với đủ mọi nghề dẫu không ít lần thất bại và khó khăn bủa vây.
Chỉ đến khi tiếp xúc với nghề may. chị mới nhận ra năng khiếu tiềm tàng của bản thân cùng chiếc kim, mảnh vải... Miệt mài bên chiếc máy may cũ, kỹ năng của chị ngày một tiến bộ và dành được sự tin tưởng từ khách hàng. Rồi đến ngày đặt lưng xuống không còn thở dài vì nỗi lo cơm áo, chị táo bạo muốn mở rộng xưởng may, tạo việc làm cho những người phụ nữ có hoàn cảnh không may như chị.
Đến với chương trình “Phụ Nữ Việt tự tin làm kinh tế" do Sunlight hợp tác cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức được xem là một sự bứt phá với tinh thần cầu tiến vươn lên, xóa bỏ giới hạn của chị Như Hoa nói riêng và những người phụ nữ nói nói chung. Chị Hoa tin rằng, phụ nữ được sinh ra để làm những việc lớn lao, chỉ cần họ biết tin vào tiềm năng của chính mình.
“Khao khát lớn nhất của tôi là đem đến cái nhìn công bằng hơn về người khuyết tật. Trước đây, xã hội và cộng đồng luôn mặc định xem họ là đối tượng bảo trợ, không thể làm ra của cải vật chất, gánh nặng xã hội. Vì vậy, tạo việc làm cho người khuyết tật không chỉ cuộc sống của họ được cải thiện mà còn giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng, mang lại sự công nhận cho nhóm đối tượng này”, chị Hoa thổ lộ.
Lời ước vọng ấy đã được đáp lại. Bằng mối quan tâm sâu sắc của mình, Sunlight đã hợp tác Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, mang đến sự hỗ trợ cần thiết cho các chị em trên mọi miền đất nước. Với dự án của chị Như Hoa, Sunlight không chỉ hỗ trợ đào tạo kiến thức, mà còn đầu tư các trang thiết bị, nguồn vốn để mở rộng xưởng may, mang đến nhiều cơ hội làm việc hơn cho phụ nữ khiếm khuyết.
Hiện, chị Hoa đảm nhận vai trò Phó chủ nhiệm câu lạc bộ phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật tỉnh Nghệ An. Xưởng may của chị được đầu tư xây mới, ổn định địa điểm, bản thân chị cũng nâng cao chuyên môn, hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp.
Ấn tượng không kém là hợp tác xã rau quả tại Sa Pa của chị Đỗ Thị Kim Dung với mô hình du lịch trải nghiệm cùng cây dâu tây. Vượt qua sự cản trở về địa lý, khó tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật mới, chị Dung kiên trì tìm hiểu, học hỏi những điều mới với mong muốn cải tiến mô hình ngày một tốt hơn. Rồi chị tìm ra cách ứng dụng mô hình nuôi trồng kết hợp du lịch áp dụng thêm kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao. Dự án đã mang đến những lợi ích đáng kể, từ đó tạo công ăn việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số với thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.
Với sự đồng hành của Sunlight, dự án bước đầu có thể mở rộng quy mô, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào mô hình trồng dâu tây theo công nghệ thủy canh trong nhà lưới hiện đại.
Đây là hai dự án xuất sắc được tài trợ bởi nhãn hàng Sunlight đến từ Unilever Việt Nam trong số 68 dự án đạt giải tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.
Bên cạnh việc hỗ trợ kiến thức về phát triển mô hình làm kinh tế cho phụ nữ, tiếp thêm động lực để những người như chị Hoa Như, Kim Dung tự tin hơn, Sunlight còn tài trợ nguồn vốn nhằm giải quyết các khó khăn, trở ngại, mở rộng quy mô các hoạt động hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế ở 10 tỉnh thành khác trên cả nước.
Phụ nữ Việt ở thời nào cũng vậy, trong họ luôn đầy ắp niềm đam mê, sự quyết tâm và sức mạnh phi thường chưa được khai phá hết. Và chỉ cần có những người bạn đồng hành như Sunlight, họ sẽ được giải phóng mọi rào cản để tiến bước, tiếp tục dùng bầu nhiệt huyết cháy bỏng sống với đam mê, tự tin khẳng định bản thân mang một màu sắc không hề trùng lắp.
Chẳng phải vô tình mà phụ nữ là một nửa thế giới. Bởi thiếu họ, chẳng có sự vẹn toàn nào được xây nên.