Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người bị tiểu đường có nên đi bộ?

Tập thể dục giúp giảm cân, hạ lượng đường trong máu, tăng cường độ nhạy insulin và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp ngoài việc dùng thuốc điều trị thì đi bộ là một hoạt động thường nhật không thể thiếu.

Nhiều người bị tiểu đường lo ngại về biến chứng ở bàn chân nên băn khoăn liệu có nên đi bộ và lựa chọn môn thể thao nào cho phù hợp.

Thực tế, người bệnh tiểu đường cần kết hợp cả vận động và chế độ dinh dưỡng – hai yếu tố luôn đi cùng nhau. Nếu ăn quá nhiều mà không vận động tương xứng, việc tiêu thụ calo sẽ không hiệu quả, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn. Do đó, vận động thường xuyên, đúng cách là yếu tố then chốt giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng và ổn định hơn.

Để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn khi vận động, điều quan trọng là phải lựa chọn phương pháp và bài tập phù hợp. Trước tiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bài tập dự định thực hiện, vì đôi khi các bệnh lý đi kèm có thể cản trở vận động hoặc làm nặng thêm triệu chứng, biến chứng của bệnh.

Để vận động mang lại hiệu quả, ngăn ngừa hạ hoặc tăng đường huyết bất thường, người bệnh nên vận động tích cực sau bữa ăn khoảng 30 phút. Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường được khuyến cáo tập luyện ở mức độ trung bình đến nặng, khoảng 150 phút mỗi tuần, chia đều ít nhất 3 buổi/tuần và không để cơ thể trải qua 2 ngày liên tiếp không vận động.

Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng, độ tuổi và sở thích như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh, yoga… Những bài tập có tính nhịp điệu giúp tiêu hao năng lượng, ngăn ngừa tăng đường huyết, đồng thời cải thiện chức năng của tuyến tụy sản sinh insulin nếu duy trì đều đặn. Tập tạ, gym, hít đất, gập bụng… Các bài tập rèn luyện cơ bắp giúp tăng sức mạnh thể chất, cải thiện trao đổi chất cơ bản, từ đó hỗ trợ đốt cháy mỡ và tiêu thụ nhiều calo.

Các bài tập đơn giản như đi bộ, nâng vật vừa sức, duỗi chân tay, nhón chân giữ trong 5 giây… đều mang lại hiệu quả tích cực trong kiểm soát đường huyết. Lưu ý rằng vận động phải mang tính tích cực và chủ động.

Thời gian lý tưởng cho mỗi bài tập là tối thiểu 30 phút mỗi ngày, hoặc 4.000 bước chân nếu đi bộ. Đối với các môn cần kỹ thuật như bơi, yoga, dưỡng sinh, tập tạ…, người bệnh nên tham gia lớp học để nắm kỹ thuật đúng.

Trong đó, đi bộ là hình thức đơn giản nhưng hiệu quả cao, phù hợp với cả người bận rộn. Đi bộ giúp các nhóm cơ lớn hoạt động lặp đi lặp lại, tăng sử dụng oxy, kiểm soát đường máu tốt hơn và giảm nguy cơ biến chứng như tim mạch, đột quỵ. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ kiểm soát cân nặng và duy trì thể lực.

Nếu chưa quen, người bệnh có thể sử dụng bảng nhắc nhở và dán ở nơi dễ thấy, kết hợp theo dõi mục tiêu và chỉ số đường huyết hàng ngày. Điều này giúp tạo động lực duy trì vận động tích cực. Ngoài ra, nên kêu gọi người thân cùng tập luyện để duy trì thói quen dễ dàng hơn và tạo sự hứng thú khi luyện tập theo nhóm.

Tóm lại: Tập luyện rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu trong quá trình tập thấy mệt hoặc có dấu hiệu bất thường, cần giảm tốc độ, nghỉ ngơi hoặc dừng tập ngay.

Người bệnh nên đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe nếu cảm thấy yếu hoặc có dấu hiệu xấu trong lúc tập. Nếu cường độ quá thấp (ví dụ như đi bộ quá ít), hiệu quả tập luyện sẽ không đạt được. Ngược lại, nếu cường độ quá cao, có thể gây áp lực lên tim và gây nguy hiểm.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Suýt điếc vĩnh viễn vì thói quen nhiều người có

Sau khi ngoáy tai và bị va trúng bất ngờ, một phụ nữ rơi vào tình trạng chóng mặt dữ dội, nôn ói, nghe kém.

Chích máu chữa đột quỵ: Bác sĩ nói gì?

Mạng xã hội lan truyền cách "chữa đột quỵ bằng kim chích máu" ở đầu ngón tay, dái tai, và thậm chí là đỉnh đầu. Bác sĩ cảnh báo đây là phương pháp phản khoa học, có thể khiến người bệnh mất cơ hội sống.

Sai lầm khiến mắt bạn ngày càng khô, ngứa

Dị ứng, đeo kính áp tròng thường xuyên, nhiễm trùng mắt là những tình trạng sức khỏe có thể khiến mắt bạn bị khô, ngứa kèm theo đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

https://suckhoedoisong.vn/nguoi-bi-tieu-duong-co-nen-di-bo-va-mon-the-thao-nao-giup-on-dinh-duong-huyet-169250723083200413.htm

BS Trần Anh Tuấn/ Sức khỏe & Đời sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm