Cultural cringe /ˈkʌl.tʃər.əl krɪndʒ/ (danh từ): (Tạm dịch) Mặc cảm văn hóa
Định nghĩa:
Trong ngành nghiên cứu văn hóa và nhân học, cultural cringe được định nghĩa là cảm giác mặc cảm, thấp kém khiến nhiều người coi nền văn hóa của họ thấp kém hơn nền văn hóa của các quốc gia khác.
Khái niệm cultural cringe được đặt ra vào năm 1950 bởi nhà phê bình xã hội A. A. Phillips. Trong một bài luận, ông Phillips đã sử dụng khái niệm này để nói về việc người Australia thời đó có xu hướng coi các tác phẩm của nhà văn, nghệ sĩ Australia thấp kém hơn tác phẩm của các nghệ sĩ Anh, Mỹ.
Trong bài luận, ông Phillips chỉ ra rằng thể thao là lĩnh vực duy nhất được người Australia công nhận. Nhìn chung, người Australia thời kỳ đó chỉ tin tưởng vận động viên thể thao sẽ đạt hạng nhất trên trường quốc tế, còn với lĩnh vực thiên về trí tuệ, người dân cho rằng Australia chỉ tạo ra những "tài năng hạng B". Do đó, cultural cringe được cho là đã góp phần tạo nên làn sóng "bài tri thức" mạnh mẽ ở thế kỷ 20, thậm chí vẫn còn tàn dư ở thế kỷ 21.
Thời bấy giờ, bài luận của ông Phillips khá gây tranh cãi, nhưng nó cũng mang lại sức ảnh hưởng khá lớn. Hiện những nội dung trong bài luận được công nhận là nền tảng trong việc phát triển lý thuyết hậu thuộc địa tại Australia.
Trong một số ngành nghề, mặc cảm văn hóa đã ăn sâu và ảnh hưởng nặng nề đến cơ hội việc làm của nhiều người. Lấy ví dụ ở Australia từ đầu đến giữa thế kỷ 20, những ứng viên được sinh ra tại Anh hoặc châu Âu được ưu ái hơn khi nộp đơn xin việc và chỉ những người Australia từng làm việc ở London mới được coi là xứng đáng được thăng chức.
Theo đó, nhiều người trẻ tài năng ở Australia đã di cư sang Anh để theo đuổi lĩnh vực khoa học, nghệ thuật. Họ dành thời gian học tập, làm việc tại Anh để tìm kiếm cơ hội thăng tiến khi trở về quê nhà.
Ứng dụng của cultural cringe trong tiếng Anh:
- The cultural cringe is tightly connected with 'cultural alienation', that is, the process of devaluing or abandoning one's own culture.
Dịch: Mặc cảm văn hóa có liên kết chặt chẽ với "xa lánh văn hóa", nghĩa là làm giảm giá trị hoặc từ bỏ nền văn hóa của chính mình.
- The term cultural cringe is most commonly used in Australia, where it is believed by some to be a fact of Australian cultural life.
Dịch: Thuật ngữ mặc cảm văn hóa được sử dụng phổ biến nhất ở Australia, nơi mà một số người tin rằng nó là một thực tế của đời sống văn hóa Australia.
Zing giới thiệu đến bạn những cuốn sách lịch sử nổi bật năm 2022. Các tác phẩm lịch sử được thực hiện dày dặn về dung lượng, chuyên sâu về nội dung. Có những tác phẩm đồ sộ như Sự suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã, có tác phẩm trình bày lịch sử nhân loại theo chiều hướng tiếp cận số đông như Sự sinh thành thế giới, hoặc chỉ khai thác một góc cạnh để từ đó luận suy, nối kết sự liên đới như Đời muối.
Mỗi ngày 1 từ tiếng Anh
Parentification - những đứa trẻ chưa kịp lớn đã phải gánh vác gia đình
Những đứa trẻ "chín ép" có nguy cơ đối mặt với trầm cảm, lo âu, cô đơn và gặp khó khăn trong các mối quan hệ.
Nhãn quan nam giới tác động thế nào đến nữ giới
Ở một mức độ nhất định, male gaze sẽ có tác động đến phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ thuộc nhóm thiệt thòi trong xã hội.
Sự sụp đổ của thế hệ từng được cho là 'thời thượng' ở thế kỷ trước
Yuppie từng rất thịnh hành vào những năm 1980 và sau đó lụi tàn vào đầu những năm 1990, một phần do ảnh hưởng của sự sụp đổ thị trường chứng khoán.
Hành vi thường thấy của những người kỳ thị và sợ người đồng tính
Homophobia được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hành động hoặc suy nghĩ.
Skinvertising - chiêu thức quảng cáo gây tai tiếng vào những năm 2000
Những người nhận quảng cáo cho thương hiệu bằng hình xăm có thể nhận được nhiều tiền nhưng cách quảng cáo này lại gây nhiều ý kiến trái chiều vì những hình xăm sẽ tồn tại suốt đời.