Retail therapy /ˈriː.teɪl ˌθer.ə.pi/ (danh từ): Trị liệu mua sắm
Định nghĩa:
Cambridge Dictionary định nghĩa retail therapy là hành động mua sắm những món đồ đặc biệt cho bản thân để cải thiện tâm trạng khi không vui.
Thuật ngữ retail therapy lần đầu được sử dụng từ năm 1986 trên tờ Chicago Tribune với ý nghĩa mỉa mai, châm biếm. Nói về hiện tượng mua sắm cho đỡ buồn, nhà báo Mary T. Schmich viết:
"We've become a nation measuring out our lives in shopping bags and nursing our psychic ills through retail therapy".
Dịch: Chúng ta đang trở thành một quốc gia đo lường cuộc sống qua việc mua sắm những chiếc túi hiệu và điều trị các vấn đề tâm lý thông qua việc mua sắm cho đỡ buồn".
Theo Cleveland Clinic, một nghiên cứu năm 2014 của Journal of Consumer Psychology cho thấy việc "điều dưỡng" tâm hồn bằng mua sắm giúp con người hạnh phúc ngay tức khắc, đồng thời có thể chống lại những nỗi buồn kéo dài.
Một nghiên cứu khác năm 2014 của ĐH Michigan (Mỹ) cũng chỉ ra việc mua những thứ yêu thích có thể mang lại khả năng kiểm soát tâm lý hiệu quả gấp 40 lần so với việc không mua sắm. Nghiên cứu này nói thêm những người thật sự mua hàng cũng ít buồn hơn 3 lần so với những người chỉ lướt xem mà không mua.
Ứng dụng của retail therapy trong tiếng Anh:
- I needed a lot of retail therapy to help me get over my ex-boyfriend.
Dịch: Tôi cần thật nhiều trị liệu mua sắm để quên đi gã bạn trai cũ.
- When we say we need a little retail therapy, just about everyone can relate to the sheer joy that buying a little something for yourself brings.
Dịch: Khi chúng ta nói rằng chúng ta cần một liệu pháp trị liệu mua sắm, hầu hết đều có thể nghĩ đến niềm vui bất tận từ việc mua sắm một thứ gì đó cho bản thân.
Mỗi ngày 1 từ tiếng Anh
Parentification - những đứa trẻ chưa kịp lớn đã phải gánh vác gia đình
Những đứa trẻ "chín ép" có nguy cơ đối mặt với trầm cảm, lo âu, cô đơn và gặp khó khăn trong các mối quan hệ.
Nhãn quan nam giới tác động thế nào đến nữ giới
Ở một mức độ nhất định, male gaze sẽ có tác động đến phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ thuộc nhóm thiệt thòi trong xã hội.
Sự sụp đổ của thế hệ từng được cho là 'thời thượng' ở thế kỷ trước
Yuppie từng rất thịnh hành vào những năm 1980 và sau đó lụi tàn vào đầu những năm 1990, một phần do ảnh hưởng của sự sụp đổ thị trường chứng khoán.
Hành vi thường thấy của những người kỳ thị và sợ người đồng tính
Homophobia được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hành động hoặc suy nghĩ.
Skinvertising - chiêu thức quảng cáo gây tai tiếng vào những năm 2000
Những người nhận quảng cáo cho thương hiệu bằng hình xăm có thể nhận được nhiều tiền nhưng cách quảng cáo này lại gây nhiều ý kiến trái chiều vì những hình xăm sẽ tồn tại suốt đời.